- Trang chủ
- Quản trị kinh doanh
- Sai lầm trong chiến lược kinh doanh của The KAfe, phân tích và bình luận
Sai lầm trong chiến lược kinh doanh của The KAfe, phân tích và bình luận
Tóm tắt tình huống: luanhay.vn
Thành lập từ năm 2013, The KAfe của nhà sáng lập Đào Chi Anh là startup có mô hình khá mới lạ: Nhà hàng kết hợp ẩm thực Âu-Á, có lối thiết kế sang trọng, đẹp mắt.
Tưởng như việc gọi vốn thành công 5,5 triệu USD sẽ mở ra chân trời mới cho The KAfe. Thế nhưng, chỉ sau ba năm hoạt động, và hơn một năm nhận vốn "khủng", Đào Chi Anh đã phải nói lời chào tạm biệt với đứa con tinh thần do mình sáng lập.
Cho tới tháng 4 này, người ta lại xôn xao về việc chuỗi The KAfe tại Hà Nội, TP. HCM liên tục đóng cửa, hoặc bị sang nhượng cho đơn vị khác. Trên fanpage chính thức của The KAfe cũng ngừng cập nhật từ ngày 31/3/2017.
Chưa rõ, kết cục của The KAfe sẽ đi tới đâu... Nhưng chắc chắn một điều, thất bại của mô hình The KAfe, cũng như nhà sáng lập Đào Chi Anh - chính là một bài học nhãn tiền cho các startup muốn tham chiến lĩnh vực F&B tại Việt Nam.
Phân tích tình huống
Trên mạng xã hội Facebook, bài viết từ góc nhìn của 2 tác giả là Phương và Chi - đã tốt nghiệp MBA ở Stanford, và Thạc sĩ Marketing ở Texas A&M - đã mượn câu chuyện "Thỏ và rùa" để chỉ ra cái sai của The KAfe, đồng thời so sánh với mô hình Cộng Cà phê vốn đang rất thành công hiện nay.
Thỏ và rùa hay The KAfe và Cộng Cà phê
Mô hình The KAfe là nhà hàng kết hợp ẩm thực Âu-Á, có lối thiết kế sang trọng, đẹp mắt
Cụ thể, theo 2 tác giả này, The KAfe giống với hình tượng chú thỏ trong câu chuyện ngụ ngôn "Thỏ và rùa". Bởi The KAfe sinh sau, đẻ muộn, chạy theo xu hướng hiện đại - từ cái tên, cho đến cách đánh vần cái tên đấy.
"Đến The KAfe, người ta nghe nhạc pop Âu-Mỹ, gọi món ăn có meatball, và nhìn bài trí, mình suýt không nhận ra đây là Hà Nội nữa. Đây có thể là Hàn Quốc, Mỹ, Ý. Rồi thì The KAfe lên báo, nhận đầu tư nhiều triệu đô của quỹ nước ngoài. Rồi thì The KAfe sang tay chủ mới người Hồng Kông. Rồi thì The KAfe đóng cửa", tác giả lấy dẫn chứng.
Mặc dù đánh giá cao không gian sáng tạo, hiện đại, cũng như phong cách trẻ trung, dám nghĩ, dám làm, thể hiện được cái nhìn của một thế hệ Việt Nam rất trẻ, nhưng tác giả không phủ nhận lợi thế cạnh tranh ban đầu mà The KAfe hướng tới là sai.
Ở Cộng Cà phê, mọi thứ không mới, cũng không lạ, vừa cũ, lại vừa quen
Ngược lại, Cộng Cà phê tuy không hẳn là hình tượng chú rùa, nhưng phần nào đúng khi đặt cạnh The KAfe.
Cộng Cà phê đi trước, đồ ăn chẳng có gì nhiều, đồ uống cũng không đặc biệt, nước quả, cà phê. Trang trí cửa hàng thì mang đậm chất Việt Nam thời bao cấp - nào là tranh cổ động, nào là cốc nhôm. Nhưng điểm khác biệt là: "...Bao năm nay, mở thêm địa điểm mới, rất nhiều quán cà phê mới đẹp lung linh mở ra, nhưng Cộng vẫn thế... Và cộng thì vẫn còn đó".
Tác giả cho rằng, sở dĩ mô hình Cộng Cà phê vẫn sống tốt vì mọi thứ ở đây không mới, cũng không lạ, mà vừa cũ, vừa quen - cũng chính là yếu tố thu hút khách quay trở lại.
"Khi thế giới bên ngoài thay đổi quá nhanh, thì mình rất cần những thứ cũ-và-quen ấy. Một cốc cà phê đen đắng, một góc quán nhỏ, một góc nhìn rất Việt Nam, một giời tán gẫu với bạn bè thân - mình sẽ luôn quay về với cảm giác ấm cúng ấy", tác giả nói về lợi thế cạnh tranh của "chú rùa" Cộng Cà phê.
Và tất nhiên, kết chuyện ai cũng biết, Thỏ thua Rùa...
Nguyên nhân
Không phải vì The KAfe chủ quan như chú thỏ trong chuyện, mà theo 2 tác giả Phương và Chi, điểm mấu chốt đó là startup F&B này đã chọn sai lợi thế cạnh tranh ngay từ đầu.
Tuy là mô hình quán đẹp, đồ ăn lạ có thể thu hút người trẻ tuổi, năng động. Nhưng đối tượng khách hàng này cũng rất chóng chán. Người trẻ có tính tò mò sẽ đến The KAfe 1, 2 lần, nhưng rồi họ sẽ đi, nếu có một quán khác mới hơn, lạ hơn.
Và ở Việt Nam, sẽ luôn có những quán mới, đẹp, lạ khác nữa. Nói theo cách khác, The KAfe đã thất bại trong việc giữ chân được khách hàng.
Suy rộng ra, nếu các startup F&B quyết định chọn yếu tố mới, lạ làm lợi thế cạnh tranh, thì họ cũng phải liên tục làm mới mình, đồng nghĩa luôn luôn phải thay đổi. Mở chuỗi ồ ạt, rồi dậm chân tại chỗ chẳng khác nào startup tự mình tìm... chỗ chết.
Ba lý do cơ bản
1. Cạnh tranh mạnh, dễ bị sao chép, bắt trươc, thị hiếu khách hàng đa dạng và dễ thay đổi theo cái mới
2. Quản lý chuỗi phức tap hơn 1 cửa hàng
Nhiều chủ cửa hàng tâm sự, sau khi kinh doanh cửa hàng đầu tiên đi vào ổn định, tiền chảy vào đều, chi phí được cố định trong các khoảng vốn nhất định, họ cũng có suy nghĩ tới việc mở thêm 1 cửa hàng mới. Thế nhưng, sự thật thường cay đắng hơn là tưởng tượng. Bởi việc mở thêm 1 cửa hàng nữa không phải là 1 phép cộng, mà là phép nhân về chi phí.
Thí dụ, nhiều chi phí sẽ đội lên như: Bảo quản nguyên liệu ở đâu, xuất kho bao nhiêu là đủ để đến chi nhánh đồ không bị hư, quản lý phân chia thời gian như thế nào giữa các quán để giám sát,... Và hàng chục loại phí không tên khác sinh ra do quá trình phát triển địa điểm. Chưa kể tới trường hợp có thể quán thành công vang dội ở khu vực này, nhưng sang khu vực khác lại gặp tình trạng “Bà Đanh”, vì thị hiếu ẩm thực ở mỗi khu vực một khác.
3. Thiếu sự chuyên nghiệp trong quản lý - thiếu quy chuẩn các công thức,quy trình...
Không phải chỉ câu chuyện về tài chính, báo cáo để làm đẹp sổ sách trước mắt các nhà đầu tư. Mà ở đây là câu chuyện làm việc một cách chuyên nghiệp ngay từ đầu, tuân thủ quy trình của chuỗi ăn uống, dù chỉ với một địa điểm. Đó là việc phải lập bếp tổng ngay từ đầu, tới việc tất cả món ăn đều phải được công thức hoá tới từng... cọng hành, và rồi các khoản chi phí phải được lượng hoá và có dự đoán theo từng ngày.
Bài học
Như nhà sáng lập chuỗi Koh Samui - Nguyễn Hà Linh từng chia sẻ:
"Thị trường ngoài Bắc theo trào lưu rất nhanh, và quên trào lưu cũng rất nhanh. Cái khó là tạo ra một mô hình kinh doanh bền vững, chứ không phải chỉ dừng lại là mô hình kinh doanh tạo trào lưu".
Điều này giải thích tại sao, ngay sau khi nhận ra sai lầm của mình trong việc phát triển chuỗi Koh Samui quá nhanh, Nguyễn Hà Linh sau đó đã phải đóng 2/5 cửa hàng để xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững, thay vì chạy theo trào lưu.
Founder này cho rằng, mở rộng nhanh chóng ban đầu chưa hẳn là thất bại. Việc mở rộng ra của một thương hiệu F&B cũng là một công cụ quảng cáo, giúp tên thương hiệu được nhiều người biết đến hơn.
Bởi tới cuối cùng, startup đi nhanh hay không - không quan trọng, mà là phải đi chắc chắn. Với một thị trường ngày càng bão hòa như ở Việt Nam, người sống sót cuối cùng là người đem lại chất lượng dịch vụ tốt, đem lại một giá trị kinh doanh chiều sâu.
Nguồn: Chu Lang - Theo Trí Thức Trẻ
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM, phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trị, hồi quy, kiểm định, eview, stata, spss
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – nghiên cứu định lượng - 0127 800 1762 – hoặc email: luanvanhay@gmail.com – Add: Tầng 8, tòa nhà sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội