Giới thiệu mô hình lực hấp dẫn – Gravity model và mối quan hệ FDI GDP

Admin| 13/10/2017
Giới thiệu mô hình lực hấp dẫn – Gravity model và mối quan hệ FDI GDP
 
Nguồn tham khảo:
  • Nguyễn Văn Công, Nguyễn Việt Hưng (2012), Giáo trình Kinh tế Vĩ mô: Lý thuyết và Chính sách.
  • Anderson James E, 1979
  • Hal R.Varian, 1992.
 Tác giả biên tập: luanhay.vn
 
Dẫn luận: Mô hình lực hấp dẫn xuất hiện từ những năm 1950, lý thuyết trọng trường trong thương mại quốc tế. Theo Anderson (1979), "mô hình lực hấp dẫn đã giải thích thành công nhất quan hệ thương mại giữa các nước". Trên thực tế, nhiều nhà kinh tế đã cố gắng phát triển mô hình trọng trường theo nhiều phương pháp, như thêm các biến giải thích, hay giảm bớt các ràng buộc của mô hình. Trong nghiên cứu này, chúng ta nghiên cứu mô hình trọng trường truyền thống và mô hình trọng trường mở rộng với vốn đầu tư trực tiếp FDI từ nước ngoài.

Từ khóa: FDI, GDP, Gravity model, mô hình lực hấp dẫn, xuất khẩu, nhân tố quyết định xuất khâu, mô hình trọng trường, 
1. Mô hình trọng trường trong thương mại quốc tế
       Lý thuyết trọng trường trong thương mại quốc tế được xếp trong nhóm "lợi thế nhờ quy mô" với giả thiết cơ bản là các nước chuyên môn hoá những nhóm hàng khác nhau và cạnh tranh mang tính độc quyền. Hàm cầu được giả định đồng nhất và tuyến tính (homothetic). Trong dạng thức đơn giản nhất, thuyết này chỉ ra rằng, giao thương giữa 2 nước tỷ lệ thuận với tích của GDP:
       Fij = G* (YiYj/Dij)
       Trong đó:
       Fij là giá trị trao đổi thương mại giữa 2 nước i và j.
       Dij là khoảng cách địa lý.
Y đo lường quy mô kinh tế, thường là GDP.
G là một hằng số.
Nhận thức được tầm quan trọng của chi phí giao dịch đến hoạt động ngoại thương, Anderson đã sử dụng hàm thoả dụng (utility) dưới dạng CES, và ước lượng mô hình sau đây, trong đó E là tổng kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước, t là chi phí giao dịch, P là chỉ số giá cả, thường được sử dụng là chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) hoặc tỷ lệ lạm phát:
Eij = (Yi Yj/ Yw)*(tij) 1-a * (pi)a-1* (pj)a-1
    Cơ sở của việc xuất khẩu chính là lợi thế của việc mở rộng quy mô sản xuất, cũng như sự chuyên môn hóa trong sản xuất dẫn đến giảm giá thành và độc quyền trong sản xuất mặt hàng đó.

2. Mô hình trọng trường và FDI: Sự mở rộng lý thuyết
       Mô hình trọng trường và FDI - Sự mở rộng lý thuyết sẽ  được vận dụng phân tích ngoại thương của Việt Nam trên cơ sở vận dụng có chỉnh sửa lý thuyết lực hấp dẫn. Các tác giả sẽ tập trung phân tích vai trò của FDI. Mô hình có dạng như sau:
       Fij = G* (Mai*Mbj)/ De ij
       Trong đó:
       Fij là lực "hấp dẫn" (giá trị ngoại thương);
       Mi và Mj tượng trưng cho quy mô khối lượng (GDP)của các nước i và j;
       Dij là khoảng cách địa lí giữa 2 đối tác;
       G là một hằng số trọng trường.
       Mô hình có bổ sung thêm biến FDI:
       Fij = Rj Mb1i Mb2i FDIb3ij DEXRb4ij DISTb5ij DUMb6ij
       Điểm khác biệt giữa mô hình này với các dạng thức khác của mô hình trọng trường là Fij là giá trị hàng xuất từ nước i đến nước j (không phải tổng ngoại thương), và sự xuất hiện của cả biến FDI, DEXR (devaluation), và DUM (Dummy).
       Mô hình chủ yếu nghiên cứu các tác động của FDI, GDP của nước nhập khẩu, GDP của nước xuất khẩu, mức trượt giá của đồng nội tệ, khoảng cách địa lý sẽ ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu.
       Như trong mô hình hấp dẫn đã đề cập thì FDI có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu của nước nhận đầu tư theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu. Trước hết nguồn vốn FDI sẽ bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu. Các nước đang phát triển thường có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ xong lại thiếu vốn để phát triển sản xuất. FDI là nguồn vốn quan trọng giúp các nước này khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, từ đó giúp tăng kim ngạch xuất khẩu.
       GDP của nước nhập khẩu có tác động hai chiều đến xuất khẩu. Ở đây, GDP đại diện cho khả năng chi trả hàng hóa. Do đó nó sẽ tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, GDP của nước nhập khẩu lớn thì khả năng sản xuất của nước đó càng cao, nước đó sẽ càng có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và sản xuất được hàng hóa thay thế nhập khẩu. Do vậy, càng gây khó khăn cho các mặt hàng của nước xuất khẩu trong việc xâm nhập thị trường.
       Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển, rủi ro trong quá trình vận chuyển,… hay  là liên quan đến chi phí giao dịch. Khoảng cách càng gần thì chi phí càng nhỏ, rủi ro đối với hàng hóa càng giảm, như thế càng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Đó là lý do tại sao các nước hay chú trọng đến giao lưu thương mại đối với các nước có cùng đường biên giới hay cùng các nước cùng khu vực. Khoảng các có ảnh hưởng tới thời gian và phương thức vận chuyển hàng hóa.
       Các học thuyết ngoại thương được tóm lược trên đều nêu nên các tác động đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Các yếu tố như tỷ giá, chính sách, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, FDI, khoảng cách địa lý, GDP của nước xuất khẩu, GDP của nước nhập khẩu,... là đều là những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.
 
 
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – nghiên cứu định lượng - 0127 800 1762/ 097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.com; luanvanhay@gmail.com – Add: Tầng 8, tòa nhà sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons