- Trang chủ
- Quản trị kinh doanh
- Xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản, ma trận swot, qspm
Xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản, ma trận swot, qspm
Admin| 12/10/2017
Đề tài: “Xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản cho Công ty Cổ phần đầu tư Vĩnh Phát giai đoạn 2013 – 2020”
Tên tác giả: luanhay.vn
Tóm tắt, Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phát là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên những năm gần đây, do khó khăn chung của nền kinh tế và cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường nên hoạt động kinh doanh của công ty giảm sút nhiều so với những năm trước đó. Từ những phân tích về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội bộ của công ty, tác giả sử dụng ma trận SWOT để xây dưng chiến lược kinh doanh cho công ty, kết quả là 6 chiến lược được đề xuất, thông qua ma trận GREAT, tác giả đã lựa chọn chiến lược kinh doanh tích hợp hóa ngang (liên kết với đối tác) cho công ty trong giai đoạn tới. Từ đó, tác giả xây dựng các giai đoạn chiến lược và đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược cũng như kiến nghị với chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường, từng bước phát triển TT BĐS một cách bền vững.
Từ khóa: Chiến lược kinh doanh, swot, efe, ife, qspm, space, chiến lược kinh doanh bất động sản, great, hồi quy, kiểm định, eview, stata, spss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, CFA, SEM, Mô hình parasuraman – servqual, năng lực tâm lý, hy vọng, lạc quan, thích nghi, tự tin
1.Trình bày vấn đề
Theo nghiên cứu của Dragon Capital (2013), tổng bất động sản tồn đọng của cả Hà Nội và Tp.HCM lên tới 70.000 căn hộ. Trong khi theo con số thống kê chưa đầy đủ của 44 tỉnh thành, tính tới 31/12/2012 là 16.469 căn hộ chung cư, 4.116 nhà thấp tầng và 1,6 triệu m2 đất nền, với tổng giá trị tồn kho hơn 40 ngàn tỷ đồng.
Theo thống kê của Dantri.vn (2012) với 12 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất trên hai sàn niêm yết, tới cuối năm 2012, các doanh nghiệp này tồn kho bất động sản tới hơn 50,1 ngàn tỷ đồng, tăng gần 13 ngàn tỷ so với cuối năm 2011. Trong hơn 50,1 ngàn tỷ đồng tồn kho có tới hơn 49,7 ngàn tỷ đồng là bất động sản đang xây dựng dở dang. Chỉ có hơn 380 tỷ đồng là hàng hóa bất động sản tồn kho, đây là những mặt hàng đã xây dựng xong chờ bán.
Công ty Cổ phần đầu tư Vĩnh Phát là một nhà đầu tư và quản lý bất động sản chuyên nghiệp, đã có bề dày kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản tại khu vực phía Bắc. Hiện công ty tham gia đầu tư vào các dự án khu lô nhà ở lô 8.1 Mỹ Đình, khu nhà vườn Đại Mỗ, chung cư Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, khu dân cư Cái Khế, Cần Thơ, khu chung cư Thành Thái, quận 10, TPHCM. Tuy nhiên, trước các diễn biến khó khăn chung của ngành bất động sản – xây dựng trong giai đoạn vừa qua theo như các nghiên cứu đã đề cập trên đây; Vĩnh Phát cũng không nằm ngoài các tác động đó; các kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp đã bị suy giảm nghiêm trọng từ 2009 đến 2012,
2. Mục tiêu
(1) Lựa chọn các lý thuyết và mô hình về chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình của ngành bất động sản và CTCP đầu tư Vĩnh Phát.
(2) Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài để từ đó nhận diện ra các cơ hội và thách thức đối với ngành bất động sản và CTCP đầu tư Vĩnh Phát.
(3) Phân tích môi trường nội bộ để nhận biết được các điểm mạnh, điểm yếu của CTCP đầu tư Vĩnh Phát.
(4) Đề xuất các phương án chiến lược và đề xuất tổ chức thực hiện phương án chiến lược tối ưu cho CTCP đầu tư Vĩnh Phát trong giai đoạn 2013 – 2020.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ năm 2009 đến năm 2012; các số liệu sơ cấp sẽ được triển khai từ tháng 12/2012 đến hết tháng 3/2013
- Nội dung nghiên cứu: Xem xét môi trường bên ngoài, môi trường bên trong có tác động đến ngành bất động sản, đến Vĩnh Phát và từ đó xây dựng các phương án chiến lược, cũng như đề xuất thực hiện phương án chiến lược tối ưu cho hoạt động kinh doanh bất động sản của Vĩnh Phát.
- Không gian nghiên cứu: tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Nội; cũng như tại doanh nghiệp
4. Phương pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu

Phương pháp xử lý số liệu
(1) Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế toán được so sánh qua các năm, phân tích tại sao và tổng hợp để đưa ra nhận xét.
(2) Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình.
(3) Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm hướng giải quyết.
(4) Phương pháp phân tích ma trận SWOT, Ma trận các yếu tố bên trong (IFE), bên ngoài (EFE), QSPM để lựa chọn chiến lược
5. Kết quả chính
Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài công ty Vĩnh Phát
Ma trận các yếu tố cạnh tranh của Vĩnh Phát
Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong công ty Vĩnh Phát
Từ ma trận SWOT, ta xây dựng được 6 phương án chiến lược như sau:
- Chiến lược khác biệt hóa: dựa trên việc sử dụng các điểm mạnh của Vĩnh Phát (hoạt động bán hàng có xu hướng tăng, quỹ đất ở vị trí thuận lợi, đối tác nước ngoài có tiềm lực mạnh; khả năng quảng bá tốt và quản lý dịch vụ đảm bảo chất lượng ) và tận dụng các cơ hội thị trường (Lãi suất giảm, xu hướng nhà ở chung cư ngày càng tăng, tào cản gia nhập lớn ) để tạo ra sự khác biệt hóa cho mình.
- Chiến lược thâm nhập thị trường: dựa vào các điểm mạnh như: cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, nhân sự năng động có chuyên môn, lãnh đạo có năng lực, công tác Marketing tốt) và cơ hội thị trường (tăng trưởng kinh tế, chính trị ổn định, chính sách tháo gỡ khó khăn của chính phủ) để gia tăng doanh thu và thị phần hiện tại.
- Chiến lược tích hợp hóa phía sau: Chiến lược tích hợp hóa phía sau nhằm gia tăng quyền kiểm soát đối với nhà cung cấp dựa trên việc sử dụng các điểm mạnh để hạn chế thách thức mà môi trường mang lại (lạm phát, thị trường đóng băng; cạnh tranh và áp lực nhà cung cấp)
- Chiến lược tích hợp hóa ngang (liên kết): Chiến lược này tận dụng các điểm mạnh cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, quỹ đất ở vị trí thuận lợi, quy trình thi công thuận lợi để liên kết với các đối tác bất động sản có mối quan hệ tốt với cấp quản lý và có nhiều ưu thế về sản phẩm để hạn chế các thách thức như cơ chế chính sách còn nhiều vướng mắc và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.
- Chiến lược phòng thủ: chiến lược này yêu cầu Vĩnh Phát phải tận dụng các cơ hội môi trường chính trị ổn định, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, rào cản gia nhập lớn để hạn chế các thách thức như của môi trường bên ngoài : tình hình kinh doanh đi xuống, khả năng sinh lời giảm, chi phí đền bù giải tỏa lớn nhằm duy trì vị thế, vượt qua khó khăn hiện tại.
- Chiến lược tái cấu trúc: chiến lược này đòi hỏi công ty cần phải khắc phục điểm yếu của mình và hạn chế các nguy cơ có thể xảy ra.
Lựa chọn chiến lược cho CTCP đầu tư Vĩnh Phát thông qua ma trận Great
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM, phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trị, hồi quy, kiểm định, eview, stata, spss
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn - 0127 800 1762/ 097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.com – luanvanhay@gmail.com – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tên tác giả: luanhay.vn
Tóm tắt, Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Phát là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên những năm gần đây, do khó khăn chung của nền kinh tế và cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường nên hoạt động kinh doanh của công ty giảm sút nhiều so với những năm trước đó. Từ những phân tích về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội bộ của công ty, tác giả sử dụng ma trận SWOT để xây dưng chiến lược kinh doanh cho công ty, kết quả là 6 chiến lược được đề xuất, thông qua ma trận GREAT, tác giả đã lựa chọn chiến lược kinh doanh tích hợp hóa ngang (liên kết với đối tác) cho công ty trong giai đoạn tới. Từ đó, tác giả xây dựng các giai đoạn chiến lược và đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược cũng như kiến nghị với chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường, từng bước phát triển TT BĐS một cách bền vững.
Từ khóa: Chiến lược kinh doanh, swot, efe, ife, qspm, space, chiến lược kinh doanh bất động sản, great, hồi quy, kiểm định, eview, stata, spss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, CFA, SEM, Mô hình parasuraman – servqual, năng lực tâm lý, hy vọng, lạc quan, thích nghi, tự tin
1.Trình bày vấn đề
Theo nghiên cứu của Dragon Capital (2013), tổng bất động sản tồn đọng của cả Hà Nội và Tp.HCM lên tới 70.000 căn hộ. Trong khi theo con số thống kê chưa đầy đủ của 44 tỉnh thành, tính tới 31/12/2012 là 16.469 căn hộ chung cư, 4.116 nhà thấp tầng và 1,6 triệu m2 đất nền, với tổng giá trị tồn kho hơn 40 ngàn tỷ đồng.
Theo thống kê của Dantri.vn (2012) với 12 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất trên hai sàn niêm yết, tới cuối năm 2012, các doanh nghiệp này tồn kho bất động sản tới hơn 50,1 ngàn tỷ đồng, tăng gần 13 ngàn tỷ so với cuối năm 2011. Trong hơn 50,1 ngàn tỷ đồng tồn kho có tới hơn 49,7 ngàn tỷ đồng là bất động sản đang xây dựng dở dang. Chỉ có hơn 380 tỷ đồng là hàng hóa bất động sản tồn kho, đây là những mặt hàng đã xây dựng xong chờ bán.
Công ty Cổ phần đầu tư Vĩnh Phát là một nhà đầu tư và quản lý bất động sản chuyên nghiệp, đã có bề dày kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản tại khu vực phía Bắc. Hiện công ty tham gia đầu tư vào các dự án khu lô nhà ở lô 8.1 Mỹ Đình, khu nhà vườn Đại Mỗ, chung cư Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, khu dân cư Cái Khế, Cần Thơ, khu chung cư Thành Thái, quận 10, TPHCM. Tuy nhiên, trước các diễn biến khó khăn chung của ngành bất động sản – xây dựng trong giai đoạn vừa qua theo như các nghiên cứu đã đề cập trên đây; Vĩnh Phát cũng không nằm ngoài các tác động đó; các kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp đã bị suy giảm nghiêm trọng từ 2009 đến 2012,
2. Mục tiêu
(1) Lựa chọn các lý thuyết và mô hình về chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình của ngành bất động sản và CTCP đầu tư Vĩnh Phát.
(2) Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài để từ đó nhận diện ra các cơ hội và thách thức đối với ngành bất động sản và CTCP đầu tư Vĩnh Phát.
(3) Phân tích môi trường nội bộ để nhận biết được các điểm mạnh, điểm yếu của CTCP đầu tư Vĩnh Phát.
(4) Đề xuất các phương án chiến lược và đề xuất tổ chức thực hiện phương án chiến lược tối ưu cho CTCP đầu tư Vĩnh Phát trong giai đoạn 2013 – 2020.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ năm 2009 đến năm 2012; các số liệu sơ cấp sẽ được triển khai từ tháng 12/2012 đến hết tháng 3/2013
- Nội dung nghiên cứu: Xem xét môi trường bên ngoài, môi trường bên trong có tác động đến ngành bất động sản, đến Vĩnh Phát và từ đó xây dựng các phương án chiến lược, cũng như đề xuất thực hiện phương án chiến lược tối ưu cho hoạt động kinh doanh bất động sản của Vĩnh Phát.
- Không gian nghiên cứu: tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Nội; cũng như tại doanh nghiệp
4. Phương pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu

Phương pháp xử lý số liệu
(1) Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế toán được so sánh qua các năm, phân tích tại sao và tổng hợp để đưa ra nhận xét.
(2) Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình.
(3) Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm hướng giải quyết.
(4) Phương pháp phân tích ma trận SWOT, Ma trận các yếu tố bên trong (IFE), bên ngoài (EFE), QSPM để lựa chọn chiến lược
5. Kết quả chính
Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài công ty Vĩnh Phát
Các yếu tố môi trường bên ngoài [1] | Phân loại mức độ quan trọng [2] | Phân loại mức độ tác động [3] | Điểm [4] =[2]x[3] |
Tăng trưởng kinh tế ở mức cao | 0,070281 | 2 | 0,140562 |
Thị trường bất động sản đóng băng | 0,080321 | 4 | 0,321285 |
Lạm phát luôn có nguy cơ quy trở lại | 0,056225 | 3 | 0,168675 |
Lãi suất đang có xu hướng giảm | 0,080321 | 3 | 0,240964 |
Luật thuế kinh doanh BĐS đang dần hoàn thiện | 0,060241 | 3 | 0,180723 |
Nghị quyết giả quyết, tháo gỡ khó khăn cho DN | 0,076305 | 3 | 0,228916 |
Xu hướng ở nhà chung cư ngày càng cao | 0,074297 | 4 | 0,297189 |
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển | 0,080321 | 3 | 0,240964 |
Tăng cường cạnh tranh trong ngành | 0,068273 | 3 | 0,204819 |
Khách hàng ngày càng khó tính | 0,078313 | 3 | 0,23494 |
Đối thủ nhiều kinh nghiệm | 0,060241 | 3 | 0,180723 |
Đối thủ mạnh về vốn và công nghệ | 0,064257 | 2 | 0,128514 |
Áp lực từ nhà cung cấp | 0,050201 | 2 | 0,100402 |
Rào cản gia nhập lớn | 0,058233 | 2 | 0,116466 |
Sự gia nhập của các công ty trong và ngoài nước có tiềm năng về vốn và quan hệ | 0,042169 | 2 | 0,084337 |
Tổng | 1 | 2,869478 |
Ma trận các yếu tố cạnh tranh của Vĩnh Phát
Yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh | Tầm quan trọng | Phản ứng của VP | Tổng điểm |
Thị phần của Vĩnh Phát | 0,0874036 | 3 | 0,262211 |
Uy tín về thương hiệu | 0,0822622 | 3 | 0,246787 |
Qui mô của công ty | 0,1028278 | 4 | 0,411311 |
Kinh nghiệm trong ngành | 0,0822622 | 3 | 0,246787 |
Chất lượng sản phẩm dịch vụ | 0,0745501 | 4 | 0,298201 |
Quỹ đất và số lượng dự án | 0,0822622 | 3 | 0,246787 |
Khả năng kiểm soát các yếu tố đầu vào | 0,0719794 | 2 | 0,143959 |
Khả năng cạnh tranh về giá, thù lao | 0,0822622 | 3 | 0,246787 |
Khả năng tài chính | 0,0796915 | 3 | 0,239075 |
Khả năng marketing | 0,0976864 | 3 | 0,293059 |
Tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận | 0,0694087 | 2 | 0,138817 |
Năng lực của nhân viên | 0,0874036 | 2 | 0,174807 |
Tổng | 1,000 | 2,948586 |
Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong công ty Vĩnh Phát
Các yếu tố môi trường bên trong [1] | Phân loại mức độ quan trọng [2] | PL mức độ tác động [3] | Điểm [4] =[2]x[3] |
Tình hình kinh doanh có chiều hướng đi xuống | 0,062907 | 3 | 0,18872 |
Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ | 0,067245 | 2 | 0,13449 |
Năng lực tài chính có xu hướng giảm | 0,075922 | 4 | 0,303688 |
Quỹ đất ở những vị trí thuận lợi | 0,086768 | 4 | 0,347072 |
Nhân sự năng động, có chuyên môn | 0,071584 | 3 | 0,214751 |
Lãnh đạo có năng lực | 0,078091 | 4 | 0,312364 |
Đối tác nước ngoài tiềm lực mạnh | 0,060738 | 4 | 0,24295 |
Công nghệ áp dụng trong công tác quản lý | 0,058568 | 3 | 0,175705 |
Máy móc khá lỗi thời | 0,08243 | 3 | 0,247289 |
Chú trọng đến thiết kế công trình | 0,049892 | 3 | 0,149675 |
Chi phí đền bù giải tỏa cao | 0,073753 | 4 | 0,295011 |
Quy trình xây dựng được thi công và giám sát chặt chẽ | 0,086768 | 3 | 0,260304 |
Chú trọng đến công tác quảng bá thương hiệu trên nhiều nguồn | 0,08243 | 3 | 0,247289 |
Có sự hỗ trợ của công ty truyền thông là đơn vị thành viên trong công tác marketing | 0,062907 | 4 | 0,251627 |
Tổng điểm | 1 | 3,371 |
Từ ma trận SWOT, ta xây dựng được 6 phương án chiến lược như sau:
- Chiến lược khác biệt hóa: dựa trên việc sử dụng các điểm mạnh của Vĩnh Phát (hoạt động bán hàng có xu hướng tăng, quỹ đất ở vị trí thuận lợi, đối tác nước ngoài có tiềm lực mạnh; khả năng quảng bá tốt và quản lý dịch vụ đảm bảo chất lượng ) và tận dụng các cơ hội thị trường (Lãi suất giảm, xu hướng nhà ở chung cư ngày càng tăng, tào cản gia nhập lớn ) để tạo ra sự khác biệt hóa cho mình.
- Chiến lược thâm nhập thị trường: dựa vào các điểm mạnh như: cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, nhân sự năng động có chuyên môn, lãnh đạo có năng lực, công tác Marketing tốt) và cơ hội thị trường (tăng trưởng kinh tế, chính trị ổn định, chính sách tháo gỡ khó khăn của chính phủ) để gia tăng doanh thu và thị phần hiện tại.
- Chiến lược tích hợp hóa phía sau: Chiến lược tích hợp hóa phía sau nhằm gia tăng quyền kiểm soát đối với nhà cung cấp dựa trên việc sử dụng các điểm mạnh để hạn chế thách thức mà môi trường mang lại (lạm phát, thị trường đóng băng; cạnh tranh và áp lực nhà cung cấp)
- Chiến lược tích hợp hóa ngang (liên kết): Chiến lược này tận dụng các điểm mạnh cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, quỹ đất ở vị trí thuận lợi, quy trình thi công thuận lợi để liên kết với các đối tác bất động sản có mối quan hệ tốt với cấp quản lý và có nhiều ưu thế về sản phẩm để hạn chế các thách thức như cơ chế chính sách còn nhiều vướng mắc và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.
- Chiến lược phòng thủ: chiến lược này yêu cầu Vĩnh Phát phải tận dụng các cơ hội môi trường chính trị ổn định, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, rào cản gia nhập lớn để hạn chế các thách thức như của môi trường bên ngoài : tình hình kinh doanh đi xuống, khả năng sinh lời giảm, chi phí đền bù giải tỏa lớn nhằm duy trì vị thế, vượt qua khó khăn hiện tại.
- Chiến lược tái cấu trúc: chiến lược này đòi hỏi công ty cần phải khắc phục điểm yếu của mình và hạn chế các nguy cơ có thể xảy ra.
Lựa chọn chiến lược cho CTCP đầu tư Vĩnh Phát thông qua ma trận Great
Tiêu chí | Trọng số | Chiến lược khác biệt hóa | Chiến lược thâm nhập thị trường | Chiến lược tích hợp phía sau | Chiến lược tích hợp hóa ngang | Chiến lược phòng thủ | Chiến lược tái cấu trúc | ||||||
Lợi ích (G) | 0,25 | 5 | 1,25 | 4 | 1 | 4 | 1 | 5 | 1,25 | 3 | 0,75 | 5 | 1,25 |
Rủi ro (R) | 0,2 | 4 | 0,8 | 3 | 0,6 | 3 | 0,6 | 3 | 0,6 | 4 | 0,8 | 3 | 0,6 |
Chi phí (E) | 0,2 | 4 | 0,8 | 4 | 0,8 | 4 | 0,8 | 4 | 0,8 | 3 | 0,6 | 3 | 0,6 |
Khả thi (A) | 0,2 | 3 | 0,6 | 4 | 0,8 | 4 | 0,8 | 5 | 1 | 4 | 0,8 | 4 | 0,8 |
Thời gian (T) | 0,15 | 3 | 0,45 | 4 | 0,6 | 3 | 0,45 | 3 | 0,45 | 3 | 0,45 | 3 | 0,45 |
Tổng | 3,9 | 3,8 | 3,65 | 4,1 | 3,4 | 3,7 |
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM, phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trị, hồi quy, kiểm định, eview, stata, spss
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn - 0127 800 1762/ 097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.com – luanvanhay@gmail.com – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội