Tìm hiểu những yếu tố rủi ro trong hệ thống thông tin xuất nhập khẩu của cục Hải Quan, bảng hỏi, mô hình, spss

Admin| 12/10/2017
Đề tài: “Nghiên cứu hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro tại cục Hải quan Hải Phòng”
 
Tên tác giả: luanhay.vn
 
Tóm tắt, Đề tài này tác giả đã vận dụng hệ thống lý luận rủi ro hệ thống thông tin thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu (1) Những yếu tố rủi ro của hệ thống thông tin hiện tại cho việc thông quan hoạt động xuất nhập khẩu là gì? (2) Những khó khăn về mặt ứng dụng, triển khai, vận hành hệ thống thông tin trong quản trị rủi ro của việc thông quan hoạt động xuất nhập khẩu? (3) Bên cạnh những thông tin cần thiết cho Quản lý rủi ro đã được máy tính hoá, những thông tin nào cần cho Quản lý rủi ro mà chưa được máy tính hoá ?. Người viết đã khảo sát 188 cán bộ hải quan ở các chi cục hải quan và 60 chuyên gia về lĩnh vực rủi ro hệ thống thông tin thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.  Kết quả cho thấy: có năm nhân tố rủi ro; có bốn nhân tố khó khăn và hai vấn đề khá căn bản có liên quan đến vấn đề máy tính hóa.
 
Từ khóa: hệ thống thông tin, quản lý rủi ro, Hải quan, Hải Phòng, hồi quykiểm định, eview, stataspss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, CFA, SEM, Mô hình parasuraman – servqual,  năng lực tâm lý, hy vọng, lạc quan, thích nghi, tự tin 

 

1. Trình bày vấn đề

        Tổng cục Hải quan đã ra Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ về quy chế áp dụng chế áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2006. Theo quy đinh thông quan, các doanh nghiệp được phép khai trên hệ thống thông tin do Cơ quan Hải quan cung cấp, trong đó có những thông tin về thông tin của danh nghiệp và hàng hóa sẽ được nhập. Sau đó, hệ thống sẽ phân thành ba loại: (1) luồng xanh cho phép doanh nghiệp có thể kê khai Hải quan với quy trình đơn giản và không có sự tham gia của nhân viên Hải quan vào quy trình; (2) luồng vàng yêu cầu sự tham gia một chút của nhân viên Hải quan; (3) luồng đỏ yêu cầu nhân viên Hải quan tham gia nhiều hơn.
       Sau vài năm thực hiện hệ thống trên, ngành Hải quan đã đạt được những thay đổi lớn trong việc tạo ra những ưu thế thương mại đồng thời đảm bảo việc kiểm soát việc thi hành luật Hải quan. Tuy nhiên, hệ thống dường như được cải thiện vì một vài lý do trong đó vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại là rất quan trọng, bởi một số doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật Hải quan đã quen với hệ thống và có thể tận dụng lỗ hổng để buôn lậu, trốn thuế. Do đó, vấn đề đã đặt ra nhu cầu cho ngành Hải quan phải cải thiện hơn nữa hệ thống để bù đắp những khoảng trống này cũng như tìm ra những lĩnh vực kê khai Hải quan có thể áp dụng máy tính để giảm thiểu sự tham gia của con người, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu, Đề tài nhằm nghiên cứu hệ thống thông tin hiện tại phục vụ công tác quản trị rủi ro trong việc thông quan hoạt động xuất nhập khẩu; từ đó tìm ra các hạn chế và nguyên nhân của chúng và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình. Một cách chi tiết, nghiên cứu hướng tới trả lời các câu hỏi sau:

3. Câu hỏi nghiên cứu:

         Chủ đề 1: Những yếu tố rủi ro của hệ thống thông tin hiện tại cho việc thông quan hoạt động xuất nhập khẩu là gì?
         Chủ đề 2: Những khó khăn về mặt ứng dụng, triển khai, vận hành hệ thống thông tin trong quản trị rủi ro của việc thông quan hoạt động xuất nhập khẩu?
         Chủ đề 3: Bên cạnh những thông tin cần thiết cho Quản lý rủi ro đã được máy tính hoá, những thông tin nào cần cho Quản lý rủi ro mà chưa được máy tính hoá ?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu
Tác giả sẽ xem xét lại các lý thuyết chung về quản trị rủi ro kết hợp với lý thuyết về quản trị thông tin. Dựa vào việc nghiên cứu lý thuyết này, các yếu tố rủi ro về mặt lý thuyết có thể được liệt kê để tìm hiểu thêm.
Đối tượng được tiến hành khảo sát là các cán bộ Hải quan đang làm việc, vận hành hệ thống thông tin và thực hiện các công việc thông quan hàng hóa tại Hải Phòng
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở việc khai thác và ứng dụng thông tin vào hoạt động Hải quan hiện tại tại Cục Hải quan Hải Phòng, tập trung vào các thông tin phục vụ việc quản lý rủi ro liên quan tới hoạt động thông quan xuất nhập khẩu nhằm hạn chế hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại.  

5. Phương pháp nghiên cứu

         Đối với đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp cho việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu 1 và câu hỏi nghiên cứu 2; cũng như hỗ trợ cho việc hình thành cơ sở lý luận, khung phương pháp nghiên cứu cho đề tài; cuối cùng tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp cho việc hình thành việc thiết kế các bảng hỏi, thang đo phục vụ cho nghiên cứu.
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu của đề tài, thiết kế chọn phi xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi đã được sử dụng và được xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Quy mô mẫu là 200 cán bộ và 60 chuyên gia
Xử lý dữ liệu khảo sát: Tính trung bình mẫu, Độ lệch chuẩn, Tần suất và biểu đồ phân bổ tần suất, Kiểm định độ tin cậy của thang đo, Tính điểm tổng hợp cho các nhóm nhân tố bằng phần mềm SPSS
6. Kết quả nghiên cứu
(i) Có năm nhân tố rủi ro của hệ thống thông tin hiện tại cho việc thông quan hoạt động xuất nhập khẩu là: (1) Rủi ro trong phương pháp thu thập thông tin; (2) Rủi ro trong xử lý thông tin; (3) Rủi ro trong phương pháp thu thập thông tin; (4) Rủi ro mang tính thông tin và nguy cơ của hệ thống; (5) Rủi ro từ sự thiếu thận trọng người dùng trong sử dụng và từ việc thu thập thông tin. Và mức độ rủi ro và ý nghĩa của các nhân tố được đánh giá như sau:
Nhân tốMeanStdTrung bình chungNhận xét mức độ rủi ro
Nhân tố PPTT, Rủi ro trong phương pháp thu thập thông tin (RRPPTT) giải thích được 21,918% PPTT13,840,5563,86Mức độ rủi ro khá cao
PPTT23,810,55
PPTT33,840,585
PPTT43,950,554
PPTT53,890,56
PPTT63,830,55
Nhân tố XLTT, Rủi ro trong xử lý thông tin (RRXLTT) giải thích được 16,415%XLTT13,70,4613,815Mức độ rủi ro khá cao
XLTT24,150,614
XLTT33,710,477
XLTT43,70,461
Nhân tố CNTT, Rủi ro trong cập nhật thông tin (RRCNTT) giải thích được 13,855%CNTT13,180,5753,1225Mức độ rủi ro ở mức trung bình
CNTT23,140,549
CNTT33,110,527
CNTT43,060,487
Nhân tố KTSD125, Rủi ro mang tính thông tin và nguy cơ của hệ thống   giải thích được 11,754%XLTT53,740,443,41Mức độ rủi ro ở mức trên trung bình
KTSD13,050,383
KTSD23,220,414
KTSD53,630,576
Nhân tố TT7SD4, Rủi ro từ sự thiếu thận trọng người dùng trong sử dụng và từ việc thu thập thông tin giải thích được 6,329%KTSD43,420,7523,63Mức độ rủi ro khá cao
PPTT73,840,556
Nguồn: Kết quả từ chạy eview, stataspss
 (ii) Có bốn nhân tố khó khăn về mặt ứng dụng, triển khai, vận hành hệ thống thông tin trong quản trị rủi ro của việc thông quan hoạt động XNK bao gồm : (1) Ý thức trình độ người sử dụng trong việc kết hợp vận hàng hệ thống; (2) Cập nhật, truy xuất và điều phối phân luồng thông tin;  (3) Trang thiết bị , tốc độ và độ trễ  truyền tin; (4) Phân cấp quản lý và tính chính xác thông tin.
Nhân tốMeanStdTrung bình chungNhận xét mức độ khó khăn
Nhân tố KK12312, Ý thức trình độ người sử dụng trong việc kết hợp vận hàng hệ thống, Giải thích được 30,139%KK13,80,0413,82Mức độ khó khăn khá cao
KK23,85,038
KK33,83,039
KK123,81,040
Nhân tố KK567, Cập nhật, truy xuất và điều phối phân luồng thông tin giải thích được 20,599%KK53,81,0403,81Mức độ khó khăn khá cao
KK63,83,039
KK73,80,041
Nhân tố K11144, Trang thiết bị , tốc độ và độ trễ  truyền tin giải thích 20,286%KK113,93,0383,89Mức độ khó khăn khá cao
KK43,85,038
KK143,90,036
Nhân tố KK89, Phân cấp quản lý và tính chính xác thông tin giải thích được 16,680% KK83,79,0413,80Mức độ khó khăn khá cao
KK93,81,040
Nguồn: Kết quả từ chạy eview, stataspss
 (iii) Hai vấn đề khá căn bản có liên quan đến vấn đề máy tính hóa theo quan điểm các chuyên gia là : (1) Đa phần các khâu của quản trị rủi ro hoặc các thông tin phục vụ cho việc này đã được máy tính hóa một phần, tuy nhiên mức độ như vậy là rất hạn chế. (2) Đã phần các chuyên gia đều ủng hộ vấn đề triển khai máy tính hóa các khâu và các loại thông tin. Thực tế cho thấy đây cũng là điều đúng đắn và hợp lý phù hợp với xu thế phát triển và định hướng của các cơ quan chủ quản.
Với kết quả này tác giả đã để xuất nhóm các giải pháp cho bao gồm (1) Cải tiến và hoàn thiện phương pháp thu thập thông tin, xử lý thông tin; (2) Hạn chế các rủi ro trong việc khai thác, sử dụng, vận hành hệ thống thông tin; (3) Khắc phục các rủi ro từ sự thiếu thận trọng người dùng trong sử dụng và từ việc thu thập thông tin; (4) Ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống thông tin thông quan hàng hóa XNK.
 
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons