Tạo động lực cho người lao động tại Việt Dũng, bảng hỏi, spss

Admin| 12/10/2017
Đề tài: “Tạo động lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH Việt Dũng”
 
Tên tác giả: luanhay.vn
 
Tóm tắt, Là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động đa lĩnh vực như xây dựng, sản xuất chè, đồ nội thất và kinh doanh thương mại còn khá trẻ; Công ty TNHH Việt Dũng cũng không thể tránh khỏi các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do tác động nền kinh tế, và chu kỳ suy thoái của ngành. Những diến biến đó đã tác động đến đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận cán bộ công nhân viên công ty, nhiệt huyết làm việc suy giảm, tâm ly rời bỏ ngành tăng cao… Vì thế việc tìm cách tạo động lực cho cán bộ công nhân viên nhằm vượt qua khó khăn, mang lại các hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh là trăn trở của đội ngũ lãnh đạo Công ty.
 
Từ khóa: Động lực lao động, Việt Dũng, Cán bộ công nhân viên , nguồn nhân lực, hồi quykiểm định, eview, stataspss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, CFA, SEM, Mô hình parasuraman – servqual,  năng lực tâm lý, hy vọng, lạc quan, thích nghi, tự tin 
 

1.Trình bày vấn đề

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Công ty TNHH Việt Dũng cũng không thể tránh khỏi các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do tác động nền kinh tế, và chu kỳ suy thoái của ngành. Những diến biến đó đã tác động đến đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận cán bộ công nhân viên công ty, nhiệt huyết làm việc suy giảm, tâm ly rời bỏ ngành tăng cao… Vì thế việc tìm cách ổn định tâm lý, củng cố nhiệt huyết, tâm huyết của CBCNV, “giữ chân” người tài để gắn bó với công ty trong bước đường đầy khó khăn, vượt qua khủng hoảng là trăn trở của đội ngũ lãnh đạo Công ty.
 

2.Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu là: tìm ra các phương án, cách thức tối ưu để tạo động lực cho cán bộ nhân viên của Công ty TNHH Việt Dũng, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và ngành xây dựng.

3.Câu hỏi nghiên cứu:

Một là, Động lực lao động của cán bộ nhân viên Công ty TNHH Việt Dũng hiện nay đang diễn biến thế nào? Chiều hướng diễn biến sẽ tiếp tục ra sao?
Hai là, Có các nhân tố cơ bản nào ảnh hưởng, tác động tới động lực lao động của cán bộ nhân viên của Công ty TNHH Việt Dũng?
Ba là, Có những biện pháp, cách thức nào để tạo động lực lao động cho  hỗ trợ nào cho của cán bộ nhân viên của Công ty TNHH Việt Dũng?
 

4.Đối tượng và phạm vi nghiên nghiên cứu:

(1) Hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Việt Dũng; các chế độ chính sách hiện tại đối với cán bộ công nhân viên công ty
(2) Diễn biến tâm lý, thái độ, tình cảm … của cán bộ công nhân viên Công ty
(3) Các nhân tố tác động đến động lực lao động của cán bộ công nhân viên Công ty
(4) Không gian nghiên cứu: tập trung chủ yếu tại tỉnh Sơn La và tại Công ty
 

5. Phương pháp nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu, Động lực lao động của cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Việt Dung (DLUC), được giả thiết chịu tác động của 7 nhân tố bao gồm 7: Được ghi nhận đối với các công việc đã làm (GNCV); Thu nhập (THNH); Công việc ổn định (CVOD); Sự phù hợp với công việc của Công ty ( PHCV); Môi trường và điều kiện làm việc (MTLV); Sự gắn bó của nhân viên với công ty và công việc (GBCT); Sự hỗ trợ cấp trên (HTCT); và được biểu diễn bằng mô hình như sau:
 
 

Mẫu nghiên cứu: Toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty TNHH Việt Dũng và một số chuyên gia về lĩnh vực nhân sự.
Xử lý dữ liệu: Tác giả đã triển khai xử lý dữ liệu bằng các công cụ thống kê và phần mềm SPSS 20, cụ thể bao gồm: Để kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha  và hệ số tương quan biến tổng thể; Phân tích nhân tố khám phá EFA; Đo lường sự thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Bartlett‟s Test of Sphericity; Mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến quan sát trong khái niệm nghiên cứu được thể hiện bằng hệ số KMO; Phân tích hồi quy bằng phương pháp Enter/ Remove và kiểm định giả thiết beta bằng không (khác không).
6. Kết quả nghiên cứu
Kết quả hồi quy Enter / Remove bằng SPSS 20:. Phương trình hồi quy được viết lại như sau: DLUC = 0,145* Nhan to 1 + 0,289* Nhan to 2 + 0,266* Nhan to 3 + 0,058* Nhan to 4 – 0,179* Nhan to 5 + 0,012* Nhan to 6 + 0,249 * Nhan to 7 + 0,192* Nhan to 8 + 0,159* Nhan to 9.
Ho: các βi = 0 (Có ít nhất 1 nhân tố không có tác động đến động lực lao động của CBCNV Công ty TNHH Việt Dũng )
H1: Các βi ≠ 0 (Có ít nhất 1 nhân tố có tác động đến động lực lao động của CBCNV Công ty TNHH Việt Dũng)
Kết quả kiểm định hệ số beta như sau:
Nhân tốtSig.Kết luậnDấu tác động
Nhân tố 12,162,032< 5%, bác bỏ Ho => Nhân tố 1 có tác động+
Nhân tố 24,453,000< 5%, bác bỏ Ho => Nhân tố 2 có tác động+
Nhân tố 34,075,000< 5%, bác bỏ Ho => Nhân tố 3 có tác động+
Nhân tố 4,858,392> 5%, chấp nhận Ho => Nhân tố 4 không có tác động+
Nhân tố 5-2,693,008< 5%, bác bỏ Ho => Nhân tố 5 có tác động-
Nhân tố 6,176,860> 5%, chấp nhận Ho => Nhân tố 6 không có tác động+
Nhân tố 73,789,000< 5%, bác bỏ Ho => Nhân tố 7 có tác động+
Nhân tố 82,892,004< 5%, bác bỏ Ho => Nhân tố 8 có tác động+
Nhân tố 92,372,019< 5%, bác bỏ Ho => Nhân tố 8 có tác động+
 
Nguồn: Kết quả từ chạy eview, stataspss
Kết luận kết quả nghiên cứu, Như vậy với mẫu khảo sát 220 cán bộ công nhân viên được lấy ngẫu nhiên từ danh sách toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty TNHH Việt Dũng và một số chuyên gia về lĩnh vực nhân sự. ;tác giả đã thu được các kết quả là có bảy nhân tố có tác động đến động lực lao động của CBCNV Công ty TNHH Việt Dũng cụ thể như sau:
(i) Nhân tố 1: MTLV8, MTLV10, MTLV9, MTLV1, MTLV2, CVOD2 è  Môi trường làm việc và chế độ phúc lợi  khi  nhân tố 1 tăng lên 1 đơn vị thì động lực lao động tăng lên 0,145 đơn vị và ngược lại. Điều này cho thấy việc tạo ra môi trường làm việc tốt (an toàn, sạch sẽ, thân thiện, trang thiết bị đầy đủ,  văn hóa công ty tốt, các quy định lao động công minh) và xây dựng chế độ phúc lợi hợp lý sẽ tạo điều kiện gia tăng động lực lao động của CBCNV Công ty TNHH Việt Dũng.
(ii) Nhân tố 2: MTLV6, MTLV7, MTLV5, MTLV3, MTLV4 è Sự gắn kết và sức mạnh bên trong của công ty, khi nhân tố 2 tăng lên 1 đơn vị thì động lực lao động tăng 0,289 đơn vị và ngược lại. Như vậy khi Việt Dũng phát huy được sức mạnh của sự gắn kết; phát huy được các yếu tố nội tại của mình thì từ đó sẽ làm gia tăng động lực lao động của CBCNV Công ty TNHH Việt Dũng.
(iii) Nhân tố 3: Nhân tố 3: PHCV2, PHCV3, PHCV4, GNCV1, CVOD4  è Sự phù hợp công việc và  chính sách động viên, khen thưởng; khi nhân tố 3 tăng lên 1 đơn vị thì làm động lực của CBCNV Công ty tăng 0,266 đơn vị và ngược lại. Chúng ta có thể hiểu khi CBCNV nhận được, được bố trí công việc phù hợp và có chính sách động viên, khen thưởng cho công việc đó đúng lúc, hợp lý thì sẽ tạo điều kiện gia tăng động lực lao động cho CBCNV Công ty.
(iv) Nhân tố 5: GNCV3, THNH4, GNCV4, CVOD1 è Phát huy năng lực và được ghi nhận, khi nhân tố 5 gia tăng lên 1 đơn vị sẽ làm động lực của CBCNV Công ty giảm đi 0,179 đơn vị và ngược lại. Vấn đề này trái ngược với giả thiết đưa ra ban đầu của tác giả là nhân tố 5 mang dấu “+”; điều này có thể lý giải về thực tiến như sau: Khi CBCNV Công ty được phát huy năng lực tốt, trình độ ngày càng gia tăng và ngày càng được tuyên dương thì khiến họ trở nên tự mãn và các nhu cầu của bản thân ngày càng gia tăng (theo thuyết nhu câu Maslow) và công ty sẽ không thể đáp ứng mãi được các nhu cầu đó thông qua tuyên dương, nghi nhận, tán thưởng của đồng nghiệp … Và như vậy động lực sẽ giảm chứ không thể tăng được. Như vậy đây là một phát hiện lý thú trong việc tìm biện pháp kích thích gia tăng động lực; không phải cứ thỏa mãn, đáp ứng tối đa mới gia tăng được động lực; mà phải làm cho CBCNV luôn ở tình trạng phải phấn đấu và có cảm giác thiếu thì sẽ tốt hơn.
(v) Nhân tố 7:  GBCT3, GBCT1 è Gắn bó với công ty,  khi nhân tố 7 tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm động lực của CBCNV Công ty tăng 0,249 đơn vị và ngược lại. Điều này được hiểu là khi CBCNV có sự quan tâm, lo lắng cho công ty, “coi công ty là nhà” thì sẽ tích cực lao động, cống hiến, bảo vệ công ty và từ đó gia tăng động lực lao động.
(vi) Nhân tố 8:  PHCV5, PHCV1 è Hiểu rõ mục tiêu và giá trị của tổ chức,  khi nhân tố 8 tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm động lực của CBCNV Công ty tăng 0,192 đơn vị và ngược lại. Điều này được hiểu là khi CBCNV đã thực sự thấm nhuần nhiệm vụ, sứ mệnh của mình, hiểu rõ công ty thì sẽ tích cực lao động, cống hiến và từ đó gia tăng động lực lao động.
(vii) Nhân tố 9:  GBCT6 è Đồng cảm chia sẽ với doanh nghiệp,  khi nhân tố 9 tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm động lực của CBCNV Công ty tăng 0,159 đơn vị và ngược lại. Nhân tố này gần tương đồng với nhân tố 7 và được hiểu là khi CBCNV đã coi khó khăn của công ty là khó khăn của bản thân mình thì sẽ tích cực phấn đầu, làm việc và  gia tăng động lực lao động.

Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons