Phong cách lãnh đạo và lòng trung thành, nghiên cứu hành vi, spss

Admin| 12/10/2017
Đề tài: Phong cách lãnh đạo và lòng trung thành
 
Tên tác giả: luanhay.vn
 
Tóm tắt, Ngày nay, vai trò nguồn nhân lực được nhận thức là một yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Nhân viên chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là lực lượng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Họ có thể duy trì  lượng khách hàng cũ, phát triển thêm khách hàng mới hay có thể làm giảm lượng khách hàng hiện tại. Chính vì thế, trong điềuu kiện khắc nghiệt của thương trường, cạnh tranh về nguồn nhân lực luôn là vấn đề nóng bỏng tại các doanh nghiệp. Để thu hút nhân tài,các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực mà theo đó, mức lương thưởng cùng nhiu chế độ đãi ngộ khác luôn được lãnh đạo các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
 
Từ khóa: Phong cách lãnh đạo, Lòng trung thành, quản trị nhân lực, nhân lực, hồi quykiểm định, eview, stataspss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, CFA, SEM, Mô hình parasuraman – servqual,  năng lực tâm lý, hy vọng, lạc quan, thích nghi, tự tin 

1. Trình bày vấn đề

Một tổ chức kinh tế có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chắc nhưng nếu thiếu lực lượng lao động làm việc có hiệu quả thì tổ chức đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh. Làm thế nào để khai thác tốt nguồn lực ấy để phục vụ cho sự phát triển của tổ chức cũng như tận dụng tối đa nguồn lực ấy để phát triển xã  hội là một vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết đối với các nhà quản lý nói chung và nhà quản trị nhân lực nói riêng.
Có được những nhân viên làm việc tốt đã khó nhưng làm thế nào để có được lòng trung thành của nhân viên còn khó hơn gấp nhiều lần. Trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt về nguồn nhân lực thì vấn đề làm thế nào để nhân viên trung thành với Công ty càng trở nên cấp bách đối với các nhà lãnh đạo. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên như: Môi trường làm việc, lương bổng và phúc lợi; sự hứng thú trong công việc; cơ hội phát triển... trong đó phong cách lãnh đạo của các vị lãnh đạo Công ty cũng là yếu tố có tác động khá lớn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:  Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát mức độ gắn bó của nhân viên Công ty cổ phần truyền thông và đầu tư Nam Hương với tổ chức dưới các tác động lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
  1.  Nghiên cứu hiện trạng về sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến lòng trung thành của nhân viên Công ty cổ phần truyền thông và đầu tư Nam Hương
  2. Đề xuất một số ý kiến nhằm giúp các nhà lãnh đạo Công ty Nam Hương có thể thu phục một cách có hiệu quả lòng trung thành của nhân viên trong Công ty.

3. Câu hỏi nghiên cứu:

  • Hiện nay phong cách lãnh đạo ảnh hưởng như thế nào đến lòng trung thành của nhân viên trong Công ty?
  • Nhà quản lý phải thay đổi phong cách lãnh đạo như thế nào để nâng cao hơn nữa lòng trung thành của nhân viên trong tổ chức của mình?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề quản lý của lãnh đạo Công ty Nam Hương và lòng trung thành của các nhân viên tại Công ty.
Không gian nghiên cứu: tập trung chủ yếu tại Hà Nội và Công ty
Giai đoạn xem xét nghiên cứu từ 2012 - 2013

5. Phương pháp nghiên cứu

Theo mô hình Bass (1985) và kết quả của nghiên cứu tác động của phong cách lãnh đạo đến lòng trung thành của nhân viên ngành  ngân hàng của các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (2005) cùng nhiều công trình nghiên cứu tương tự tại các doanh nghiệp Mỹ năm 2008, tác giả đưa ra mô hình và nhóm giả thuyết nghiên cứu như sau:

 
H 1: Mức độ thể hiện “Uy tín của lãnh đạo” tăng hay giảm thì lòng trung thành của nhân viên cũng tăng hay giảm theo
H 2: Mức độ thực hiện hành vi động viên tinh thần của lãnh đạo tăng hay giảm thì lòng trung thành của nhân viên cũng tăng hay giảm theo
H 3: Mức độ thực hiện hành vi quan tâm đến cá nhân của lãnh đạo tăng hay giảm thì lòng trung thành của nhân viên tăng hay giảm theo
H 4: Mức độ thực hiện các hành vi khuyến khích vận dụng năng lực trí tuệ nhân viên của lãnh đạo tăng hay giảm thì lòng trung thành của nhân viên tăng hay giảm theo.
Phân tích dữ liêu
Phân tích thông kê mô tả: Phân tích này là phân tích thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát được như: kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, độ tuổi, thâm niên công tác.
- Phương trình hồi quy tuyến tính bội: Đề tài áp dụng phân tích các ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến lòng trung thành của nhân viên công ty cổ phần đầu tư Nam Hương được giả thiết diễn tả bằng phương trình hồi quy tuyến tính bội sau: Y = Xo+ X1*uy tín lãnh đạo + X2*Động viên tinh thần + X3*Quan tâm đến cá nhân+ X4*Khuyến khích vận dụng năng lực trí tuệ nhân viên
Trong đó: Y là lòng trung thành của nhân viên
Mong đợi về dấu của các biến độc lập: Các biến độc lập được mong đợi biến thiên cùng chiều với biến phụ thuộc, mang dấu dương (+) cho tất cả các yếu tố vì tác giả mong muốn đạt được từ nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nghĩa là khi mọi yếu tố của biến độc lập phân tích có giá trị (+) thì mức độ gắn bó của nhân viên với tổ chức càng cao.
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và Hệ số tương quan biến tổng (item-total correclation)    
- Độ giá trị hội tụ (convergent validity) và độ phân biệt (discriminant validity) của thang đo được đánh giá thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Anlysis).6. Kết quả nghiên cứu
- Mô hình Lòng trung thành = Xo + X1* Nhân tố 1 + X2*Nhân tố 2+ X3*Nhân tố 3 không có ý nghĩa giải thích được mối quan hệ giữa lòng trung thành và phong cách lãnh đạo và diễn giải được phong cách lãnh đạo ảnh hưởng như thế nào tới lòng trung thành.
- Nhân tố 1 - “ Uy tín, sự suy xét và khả năng động viên tinh thần của lãnh đạo” = 0,124*LD1 + 0,238*LD2 + 0,245*LD3 + 0,198*LD4 + 0,190*LD5 + 0,217*LD9
- Nhân tố 2 - “ Quan tâm đến cá nhân” = 0,568* LD7 + 0,599 LD8
- Nhân tố 3 - “ Sự quan tâm của lãnh đạo và sự tự chủ của nhân viên trong công việc” = 0,669*LD6 – 0,540*LD10          
- Lòng trung thành của nhân viên = 0,204 * TT1 + 0,205*TT2 + 0,205*TT3 + 0,207*TT4 + 0,205*TT5    
- Biến “Uy tín lãnh đạo” được mô tả bởi LD1, LD2; biến “Quan tâm đến cá nhân” được mô tả bởi LD6, LD7, LD8; biến “ Khuyến khích vận dụng năng lực trí tuệ của nhân viên” được mô tả bởi  LD9, LD10 có độ tin cậy thấp không sử dụng được cho các phân tích tiếp theo. Biến “Động viên tinh thần” được mô tả bởi 3 biến quan sát LD3, LD4, LD5 có độ tin cậy cao và được sử dụng.
- Năm biến quan sát đo lường lòng trung thành từ TT1, TT2, TT3, TT4, TT5 có độ tin cậy cao và được sử dụng vào phân tích khám phá và hồi quy. Sáu biến quan sát đo lường phong cách lãnh đạo LD1, LD2, LD3, LD4, LD5, LD9 có độ tin cậy cao và được sử dụng vào phân tích nhân tố khám phá và hồi quy.
 
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons