Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng thương mại cổ phần

Admin| 12/10/2017
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng thương mại cổ phần

Tên tác giả: luanhay.vn

Từ khóa: hồi quykiểm định, eview, stataspss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, rủi ro tín dụng, nợ xấu, lợi nhuận, roe, ngân hàng, car, tier1, thanh khoản  

Tóm tắt: Lợi nhuận luôn là mục tiêu lớn và xuyên suốt của mọi tổ chức kinh tế trong đó có hệ thống NHTMCP; và việc nghiên cứu xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của NHTMCP luôn là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm cả về mặt lý luận và thực tiễn nghiên cứu. Trên tinh thần đó, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu về 16 ngân hàng trong giai đoạn từ 2007 – 2016 với mục tiêu tổng thể là tiến hành phân tích diễn biến, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTMCP tại Việt Nam và kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu về các biến tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng trên tổng thu nhập của ngân hàng, tỷ lệ Vốn cấp 1/TTS rủi ro, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, Rủi ro tín dụng, Quy mô ngân hàng đã có ảnh hưởng tới lợi nhuận NH như thế nào.
Với việc ứng dụng mô hình nghiên cứu ROE = f(các yếu tố) được hình thành từ các nghiên cứu của Étienne Bordeleau and Christopher Graham (2010) và Nguyễn Việt Hùng (2008) Liễu Thu Trúc, Võ Thành Danh (2012), Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013) thông qua phương pháp hồi quy GMM bằng phần mềm Eview; tác giả đã thu nhập được các kết quả quan trọng là:
Dependent Variable: ROE  
Method: Panel Generalized Method of Moments 
Sample: 2007 2016  
Periods included: 10  
Cross-sections included: 16  
Total panel (balanced) observations: 160 
2SLS instrument weighting matrix 
Instrument specification: C CPI GDP ETA INCOME LA RISK SIZE TIER1
Constant added to instrument list 
     
     
VariableCoefficientStd. Errort-StatisticProb.  
     
     
CPI0.4418590.0745825.9244430.0000
GDP-0.6246680.431233-1.4485620.1495
ETA-0.9872890.600655-1.6436860.1023
INCOME0.7194840.1300365.5329570.0000
LA0.0764830.0361762.1142340.0361
RISK-0.9116010.260113-3.5046310.0006
SIZE0.0070890.0019653.6073590.0004
TIER10.6323140.5397801.1714300.2433
     
     
R-squared0.411729    Mean dependent var0.104896
Adjusted R-squared0.384638    S.D. dependent var0.063311
S.E. of regression0.049664    Sum squared resid0.374912
Durbin-Watson stat1.290121    J-statistic1.159953
Instrument rank9    Prob(J-statistic)0.281475
     
     
 
Nguồn: Kết quả từ chạy eview, stataspss, amos
- Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình là phù hợp và được biểu diễn như sau: ROE = 0.441859118259*CPI - 0.624667574729*GDP - 0.987288722929*ETA + 0.719484356814*INCOME + 0.0764834656017*LA - 0.911600562254*RISK + 0.00708901165689*SIZE + 0.632313928432*TIER1.Mô hình giải thích được 41.1729% ảnh hưởng của các yếu tố tới lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần.
              - Lợi nhuận của các NHTMCP đã bị suy giảm trong suốt một thời gian dài mà nguyên nhân của nó đến từ 3 nhóm vấn đề: (1) Là các diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới và trong nước đã tác động tới toàn bộ nền kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng; (2) Các vấn đề cố hữu, bất ổn của hệ thống NHTMCP đã bắt đầu bộc lộ các khiếm khuyết và gây ra hệ lụy cho chính các ngân hàng; (3) Các quy định, cải cách của NHNN đối với hệ thống NHTM đã gây khá nhiều áp lực trong ngắn hạn cho các ngân hàng và từ đó tác động tới hiệu quả của NH. Cụ thể các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng đã được ước lượng thông qua mô hình như sau:
              - Lạm phát (CPI), đây là yếu tố vĩ mô mang tính khách quan có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế, và mô hình ước lượng đã chỉ ra CPI có ảnh hưởng cùng chiều tới ROE. Như vậy kết quả nghiên cứu này trái với giả thuyết của đề tài đặt ra là ảnh hưởng ngược chiều; đồng thời nó cũng trái với các kết quả nghiên cứu của Étienne Bordeleau and Christopher Graham (2010). Tuy nhiên kết quả này có thể lý giải được trên thực tiễn của Việt Nam có nét đặc thù riêng không giống như các ngân hàng tại Canada và Mỹ trong mẫu nghiên cứu của Étienne Bordeleau and Christopher Graham (2010). Hơn nữa các NHTMCP vẫn có xu tạo ra khoảng chênh lệch giữa lãi suất cho vay so với phần lãi suất huy động để sinh ra lợi nhuận, đồng thời các NH cũng còn nhiều mảng hoạt động để gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. Do vậy trong ngắn hạn khi CPI tăng thì lợi nhuận vẫn được duy trì và thậm chí gia tăng; còn trong thời gian dài hơn khi CPI đã hạ nhiệt từ mức cao như diễn biến thời gian vừa qua thì các NHTMCP lúc đó cũng bắt đầu gặp khó khăn mang tính hệ thống, chịu các hệ quả và ROE cũng giảm theo. Những diễn biến đó tạo cho chúng ta kết quả CPI và ROE là cùng chiều về diễn biến ảnh hưởng.
              - Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ/Tổng thu nhập ngân hàng (INCOME) phản ánh mức độ đóng góp về thu nhập từ  các dịch vụ của ngân hàng trong tổng thu nhập. Đây là yếu tố thuộc về nội tại của ngân hàng và kết quả nghiên cứu cho thấy INCOME có tác động cùng chiều tới ROE. Khi INCOME tăng sẽ làm ROE tăng và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết đặt ra của đề tài, và cũng đồng quan điểm với phần lớn các nghiên cứu trước đây. Trên thực tiễn hoạt động của hệ thống NHTMCP kết quả này hoàn toàn phù hợp, vì lợi nhuận tổng của NH là tổng hợp từ các mảng lợi nhuận hoạt động khác nhau và khi mảng dịch vụ gia tăng mức đóng góp thì tất yếu sẽ làm tăng lợi nhuận và ngược lại.
              - Rủi ro tín dụng (RISK) phản ánh các nhóm nợ 3,4,5 của NH phát sinh trong quá trình thúc đẩy tín dụng; đây là yếu tố nội tại của NH và được đề cập, được chú ý rất nhiều trong thời gian vừa qua. Nó cũng là căn bệnh trầm kha của hệ thống trong suốt cả thời gian dài cho tới nay vẫn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy RISK có ảnh hưởng ngược chiều tới ROE, có nghĩa là khi RISK tăng lên thì ROE giảm và ngược lại. Kết quả này phù hợp với giả thuyết đặt ra của đề tài và cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây. Về mặt thực tiễn thì khi RISK tăng khiến NH phải tăng các chi phí trích lập dự phòng, chi phí thu hồi nợ, và làm thất thoát tài sản… và những vấn đề này ngay lập tức tác động tới lợi nhuận của NH và làm giảm ROE. Thực tế trong thời gian qua cũng cho thấy đôi khi các NHTMCP còn cố tình che giấu yếu tố nợ xấu, yếu tố rủi ro tín dụng này để làm đẹp báo cáo tài chính cho các mục đích khác nhau của cổ đông, ban điều hành.
              - Quy mô của ngân hàng (SIZE) được thể hiện bằng logarit cơ số e của tổng tài sản, khi quy mô tăng có nghĩa là NH gia tăng tài sản ngàn càng nhiều và nghiên cứu cho thấy xu hướng gia tăng này liên tục không ngừng nghỉ trong suốt thời gian qua. Kết quả ước lượng cho thấy SIZE có quan hệ cùng chiều với ROE, khi NH càng gia tăng quy mô lên bao nhiêu thì về lâu dài sẽ tạo đà gia tăng lợi nhuận bấy nhiêu, tuy nhiên trong ngắn hạn việc gia tăng lợi nhuận sẽ không tương xứng với gia tăng tài sản (thường là nhỏ hơn.); và vì thế kết quả ước lượng mới cho thấy mức độ ảnh hưởng này là khá nhỏ chỉ đạt mức 0.007089. Nhìn chung kết quả này đạt kỳ vọng đặt ra của nghiên cứu và cũng khá phù hợp với các quan điểm nghiên cứu trước đây.
              Bên cạnh các yếu tố CPI, INCOME, RISK, SIZE đã được chỉ ra là có ảnh hưởng tới ROE, thì còn có các yếu tố khác như GDP, LA, TIER1, ETA là không có ý nghĩa thống kê trong việc ảnh hưởng tới ROE, và các kết quả này cũng không như kỳ vọng của đề tài đặt ra. Nó cho thấy một số vấn đề
  • Hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa thực sự tương thích với toàn bộ nền kinh tế
  • Trong hệ thống NH vẫn còn nhiều vấn đề, hoạt động nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng,
  • Bản chất thông tin, số liệu của các NH công bố có thể chưa thực sự chính xác, phản ánh đúng bản chất hoạt động của NH.
 
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons