Nhân tố tác động năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, chạy spss

Admin| 12/10/2017
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ…
 
Tên tác giả: luanhay.vn

Tóm tắt, Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về năng lực hay lợi thế cạnh tranh song khó có thể đưa ra một định nghĩa chuẩn về khái niệm năng lực cạnh tranh đúng cho mọi trường hợp. Tuy nhiên, đối với từng đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu vẫn cần phải đưa ra được một định nghĩa về năng lực cạnh tranh (bao gồm cả vị thế cạnh tranh hiện tại lẫn khả năng duy trì và phát triển vị thế đó trong tương lai) của một quốc gia, một ngành hay một doanh nghiệp một cách chính xác làm căn cứ khoa học cho việc đưa ra những chính sách, những giải pháp hợp lý và hiệu quả.
 
Từ khóa: doanh nghiệp vừa và nhỏ, dnvvn, năng lực cạnh tranh, vị thế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, 5 lực lượng cạnh tranh, hồi quykiểm định, eview, stataspss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, CFA, SEM, Mô hình parasuraman – servqual,  năng lực tâm lý, hy vọng, lạc quan, thích nghi, tự tin 

 
1.Trình bày vấn đề
Tại Việt Nam khối DNVVN đang chiếm tỷ lệ 97% xét theo tiêu chí lao động, nhưng gần 60% DNVVN chịu sự ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng toàn cầu. Tính đến tháng 09/2012, có trên 51.000 doanh nghiệp thành lập mới; số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động đã trên 42.000 doanh nghiệp (Phạm Thị Thu Hằng, 2012). Bên cạnh đó, chỉ số tồn kho cao; chỉ số mua sắm (PMI) không được cải thiện; dư nợ tín dụng của các công ty thương mại vào những tháng cuối năm 2012 không tăng đã khiến các DNVVN đạt hiệu quả kinh doanh thấp, yếu, kém và phải trải qua thời kỳ rất khó khăn
 
2. Mục tiêu
  • Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh làm phương pháp luận cho việc phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Phân tích các nhân tố tác động và đánh giá một cách hệ thống hiện trạng năng lực cạnh tranh của doanh ghiệp vừa và nhỏ
  • Phát hiện và đề xuất những giải pháp một cách hệ thống và mang tính chiến lược trong việc ra các chính sách nhằm khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
3. Câu hỏi nghiên cứu
(Q1): Những nhân tố cơ bản nào có ảnh hưởng, tác động đến năng lực cạnh tranh của nhóm DNVVN
(Q2): Các nhân tố đó tác động như thế nào, theo chiều hướng nào đến năng lực cạnh tranh của DNVVN
(Q3): Làm thế nào để phát huy, gia tăng, nâng cao vai trò của các nhân tố tích cưc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN; và làm giảm thiểu, cải thiện tình hình, loại bỏ tác động của các nhân tố tiêu cực đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối với bài nghiên cứu này tác giả tập trung vào xem xét, mô tả diễn biến các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của DNVVN; nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh cụ thể như sau:
  • Giai đoạn nghiên cứu được xem xét từ năm 2009 đến 2012
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNVVN
  • Phạm vi trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, Nhóm DNVVN nhỏ được xem xét có vốn đăng ký <= 10 tỷ đồng và số lượng lao động < 300 người, tính đến 31/12/2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được cụ thể như sau: (1) Báo cáo tài chính của các DNVVN, (2) Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, (3) Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan; (4) Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu; (4) Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước về lĩnh vực năng lực cạnh tranh.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, thông qua việc thiết kế bảng hỏi, thang đo, xác định mẫu nghiên cứu và triển khai thu thập dữ liệu, cụ thể: (1) Bảng hỏi; (2) Thang đo likert; (3) Mẫu là 220 cán bộ trung và cao cấp của các DNVVN tại huyện Cần Giuộc.
Giả thuyết nghiên cứu
Giả thiếtMô tả giả thiết nghiên cứu chi tiếtKỳ vọng dấu
H01Khả năng tài chính biến động làm năng lực cạnh tranh biến động theo+
H02Thương hiệu biến động làm năng lực cạnh tranh biến động theo+
H03Sản phẩm và dịch vụ biến động làm năng lực cạnh tranh biến động+
H04Hoạt động marketing biến động làm năng lực cạnh tranh biến động+
H05Công nghệ biến động làm năng lực cạnh tranh biến động+
H06Nhân lực biến động làm năng lực cạnh tranh biến động+
H07Quản trị và kiểm soát rủi ro biến động làm NLCT biến động+
H08Môi trường vĩ mô biến động làm năng lực cạnh tranh biến động+
H09Môi trường ngành biến động làm năng lực cạnh tranh biến động+
 
Phương pháp xử lý dữ liệu: (1) Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số hệ số Cronbach’s Alpha; sẽ giúp tác giả nhìn nhận lại các nhân tố đánh giá, nhân tố nào hợp lệ, nhân tố nào bị loại bỏ trước khi tiến hành các phân tích tiếp theo. (2) Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là kỹ thuật sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. (3) Hồi quy tuyến tính bội thường được dùng để kiểm định và giải thích lý thuyết nhân quả (Cooper và Schindler, 2003). Ngoài chức năng là công cụ mô tả, hồi quy tuyến tính bội được sử dụng như công cụ kết luận để kiểm định các giả thuyết và dự báo các giá trị của tổng thể nghiên cứu.
 
6. Kết quả chính
Tác giả đã triển khai phương pháp hồi quy bội giữa 7 nhân tố khám phá (NT i) và biến phụ thuộc Y (COMP1, COMP2, COMP3, COMP4), kết quả cụ thể như sau
Model Summaryb
RR SquareAdjusted R SquareStd. Error of the EstimateChange StatisticsDurbin-Watson
R Square ChangeF Changedf1df2Sig. F Change
.827a.684.674.22009.68471.7157232.0001.614
a. Predictors: (Constant), REGR factor score   7 for analysis 2, REGR factor score   6 for analysis 2, REGR factor score   5 for analysis 2, REGR factor score   4 for analysis 2, REGR factor score   3 for analysis 2, REGR factor score   2 for analysis 2, REGR factor score   1 for analysis 2
b. Dependent Variable: COMP
Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả hồi quy cho thấy 7 nhân tố của mô hình giải thích được 82,7% sự biến động của biến hiệu quả của công tác năng lực cạnh tranh ; kiểm định, F có giá trị <0,05 cho thấy mô hình là có ý nghĩa.
Kết quả kiểm định các hệ số bê ta của mô hình nghiên cứu
Coefficientsa
ModelUnstandardized CoefficientsStandardized CoefficientstSig.95.0% Confidence Interval for B
BStd. ErrorBetaLower BoundUpper Bound
1(Constant)3.697.014 260.249.0003.6693.725
Nhân tố 1.192.014.49913.509.000.164.220
Nhân tố 2.153.014.39710.745.000.125.181
Nhân tố 3.079.014.2065.576.000.051.107
Nhân tố 4.160.014.41611.269.000.132.188
Nhân tố 5.071.014.1855.019.000.043.099
Nhân tố 6.058.014.1504.051.000.030.086
Nhân tố 7-.030.014-.077-2.094.037-.058-.002
a. Dependent Variable: COMP
           
- Nhân tố 1, Hệ thống quản trị và kỹ thuật hiện đại nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN có tác động cùng chiều đến năng lực cạnh tranh của các DNVVN ; khi nhân tố 1 tăng lên năng lực cạnh tranh của các DNVVN sẽ tăng lên và ngược lại; mức độ tác động là 49,9%.
- Nhân tố 2, NLCT dưới tác động của nguồn lực nhân sự và sự phát triển của các thị trường tài chính khác có diễn biến cùng chiều đến năng lực cạnh tranh của DNVVN ; khi nhân tố 2 tăng sẽ khiến năng lực cạnh tranh của DNVVN  tăng và ngược lại; mức độ biến động cùng chiều này là  39,7%
- Nhân tố 3, Chiến lược marketing hiệu quả và thủ tục giao dịch của DNVVN nhanh chóng có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của DNVVN , khi nhân tố 3 tăng năng lực cạnh tranh của DNVVN  sẽ tăng và ngược lại; mức độ tác động ở mức khá là 20,6%.
- Nhân tố 4, Diễn biến của biến động kinh tế và chất lượng dịch vụ có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của DNVVN , khi nhân tố 4 tăng năng lực cạnh tranh của DNVVN  sẽ tăng và ngược lại; mức độ tác động khá cao là 41,6%.
- Nhân tố 5, Gía cả cạnh tranh và khả năng tài chính của doanh nghiệp là tốt có tác động cùng chiều với năng lực cạnh tranh; khi nhân tố 5 tăng sẽ làm năng lực cạnh tranh tăng và ngược lại; mức độ tác động là 18,5%.
- Nhân tố 6, Thương hiệu được đánh giá cao làm gia tăng năng lực cạnh tranh có tác động cùng chiều với năng lực cạnh tranh; khi nhân tố 6 tăng sẽ làm năng lực cạnh tranh tăng và ngược lại; mức độ tác động ở mức là 15%.
- Nhân tố 7, NLCT dưới tác động của môi trường ngành có tác động ngược chiều với năng lực cạnh tranh; khi nhân tố 7 tăng sẽ làm năng lực cạnh tranh giảm và ngược lại; mức độ tác động ở mức khá thấp là 7,7%.
 
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons