Nghiên cứu về di cư ở các tỉnh thành Việt Nam, chạy spss

Admin| 12/10/2017
Đề tài: Nghiên cứu di cư ở các tỉnh thành của Việt Nam
 
Tên tác giả: luanhay.vn

Tóm tắt, Bài viết phân tích mối quan hệ của các yếu tố giáo dục, y tế, doanh nghiệp, fdi, kinh tế, thu nhập … tác động đến việc thu hút dân di cư ở các tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
 
Từ khóa: di cư, dân số, kinh tế, hồi quykiểm định, eview, stataspss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, CFA, SEM, Mô hình parasuraman – servqual,  năng lực tâm lý, hy vọng, lạc quan, thích nghi, tự tin 
 
1.Trình bày vấn đề
Trong suốt lịch sử phát triển của nhân loại, con người đã di cư để tìm kiếm các cơ hội và cuộc sống tốt hơn. Dù di cư được thực hiện với nhiều lý do khác nhau nhưng hầu hết người di cư muốn tìm kiếm cuộc sống tốt hơn, để sống trong môi trường dễ chịu hơn hoặc đoàn tụ với gia đình hoặc bạn bè ở trong hoặc nước ngoài. Và vì thế cho tới nay cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề di cư như nghiên cứu của Lewis  (1954),  Todaro (1976), Harvey B.King (Lê Thủy dịch 2006) ….và từ đó cũng tồn tại nhiều quan điểm, nhiều học thuyết lý giải các hiện tượng di cư, các tác động của di cư đến kinh tế xã hội và các nhân tố tác động đến di cư như thế nào. Hệ thống những quan điểm, học thuyết đó luôn cần được nghiên cứu, kế thừa và bổ sung cho phù hợp với diễn biến của thực tiễn, của mỗi quốc gia, địa phương.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, dân số di cư giữa các tỉnh có xu hướng ngày càng gia tăng rõ rệt. Từ 1,3 triệu người năm 1989 lên 2 triệu người năm 1999 và lên tới 3,4 triệu người năm 2009. Tỷ trọng di cư trong tổng dân số cũng tăng tương ứng từ 2,5% trong năm 1989 lên 2,9% năm 1999 và 4,3% năm 2009. Trong khi tỷ lệ tăng hàng năm của dân không di cư giảm 2,4% trong giai đoạn 1989-1999 xuống 1,1% trong giai đoạn 1999-2009. Tỷ lệ tăng hàng năm của dân di cư giữa các huyện tăng từ 0,6% lên 4,2% và tỷ lệ này trong nhóm dân di cư giữa các tỉnh từ 4,0% lên 5,4%. Hơn nữa Hiện tượng “nữ hóa di cư” ngày càng tăng và thể hiện qua hai chỉ số. (i) dân số nữ di cư chiếm khoảng một nửa tổng số dân di cư. (ii)  tỷ lệ dân số nữ di cư trên tổng số dân di cư liên tục tăng trong hai thập kỷ qua. Ngay từ năm 1989, nữ giới đã chiếm hơn một nửa dân số di cư trong huyện và di cư giữa các huyện trong giai đoạn 1984-1989. Nữ giới chiếm dưới một nửa dân số di cư giữa các tỉnh năm 1989 nhưng đến năm 1999, tỷ lệ nam và nữ trong dân số di cư đã cân bằng. đến năm 2009, số lượng nữ giới đã nhiều hơn số lượng nam giới trong tất cả các nhóm dân số di cư.
 

2. Mục tiêu
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích mối quan hệ của các yếu tố giáo dục, y tế, doanh nghiệp, fdi, kinh tế, thu nhập … tác động đến việc thu hút dân di cư ở các tỉnh thành Việt Nam và trên cơ sở kết quả phân tích đó sẽ đưa ra các khuyến nghị chính sách
 
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng di cư hiện nay ở các tỉnh thành của Việt Nam đang diễn biến như thế nào?
(2) Các nhân tố nào ảnh hưởng tới di cư tại tại các tỉnh thành của Việt Nam? Và theo các mô hình tác đông như thế nào
(3) Làm thế nào để có được các chính sách tối ưu cho vấn đề di cư (cho nhà quản lý, nhà hoạch định, và người di cư ..)
 
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Thời gian, Số liệu di cư được lấy từ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục thống kê
Không gian, Đề tài này nghiên cứu di cư trong phạm vi quốc gia. Toàn bộ 63 tỉnh thành trong cả nước sẽ được khảo sát các nhân tố tác động đến di cư từng địa phương. Do đó, 63 tỉnh thành này được xem như 63 biến số trong quá trình khảo sát.
 
5. Phương pháp nghiên cứu
            Mô hình nghiên cứu:
Y = β0 + β1*GIAODUC + β2*YTE + β3*DOANHNGHIEP + β4*FDI + β5*GTSSNN + β6*GTSXXD + β7*GTSXCN + β8*TMDV + β9*THUNHAPBQ + β10*DULICH + u                                                                                                                      (A)
Y = β0 + β1*GIAODUC + β2*YTE + β3*DOANHNGHIEP + β4*FDI + β5*GTSSNN + β6*XDCN + β7*THUNHAP                                                                      (B)
Y = β0 + β1*GIAODUC + β2*YTE + β3*DOANHNGHIEP + β4*FDI + β5*GTSSNN + β6*XDCN + β7*TMDV_DL + β8*THUNHAPBQ + u             (C)
Trong đó:
(1) GIAODỤC: Là số Giáo viên Đại Học, cao Đẳng bình quân trên 100,000 dân, đây là biến số đại diện cho khả năng đáp ứng việc đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp cho người dân. Giả thuyết:  kỳ vọng biến này tỉ lệ thuận với di cư.
 (2) YTE, Số cán bộ ngành Y bình quân trên 100,000 dân, Giả thuyết:  kỳ vọng biến này tỉ lệ thuận với di cư.
 (3) DOANHNGHIEP, Số Doanh nghiệp được thành lập và đang hoạt động bình quân trên 100 ngàn dân. Giả thuyết:  kỳ vọng biến này tỉ lệ thuận với di cư.
 (4) FDI, Giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bình quân (ngàn VNĐ/người), Giả thuyết:  kỳ vọng biến này tỉ lệ thuận với di cư.
 (5) GTSXNN, Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân (ngàn VNĐ/người), Giả thuyết:  kỳ vọng biến này tỉ lệ thuận với di cư.
 (6) GTSXXD, Giá trị sản xuất xây dựng bình quân (ngàn VNĐ/người),  Giả thuyết:  kỳ vọng biến này tỉ lệ thuận với di cư.
(7) GTSXCN, Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân (ngàn VNĐ/người), Giả thuyết:  kỳ vọng biến này tỉ lệ thuận với di cư.
(8)TMDV,  Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân (ngàn VNĐ/người), Giả thuyết:  kỳ vọng biến này tỉ lệ thuận với di cư.
(9) DULICH, Doanh thu dịch vụ du lịch bình quân (ngàn VNĐ/người), Giả thuyết:  kỳ vọng biến này tỉ lệ thuận với di cư.
(10) THUNHAPBQ, Thu nhập bình quân của địa phương (ngàn VNĐ/người), Giả thuyết:  kỳ vọng biến này tỉ lệ thuận với di cư.
(11) Y: Bao gồm 3 biến phụ thuộc là tỷ lệ di cư đến nối chung (DICU), tỷ lệ di cư nam giới (NAM) và tỷ lệ di cư nữ giới (NU)
(12) XDCN là biến gộp được hình thành từ 2 biến GTXSCN và GTSXXD,
Giả thuyết:  kỳ vọng biến này tỉ lệ thuận với di cư.
(13) THUNHAP là biến gộp được hình thành từ 3 biến TMDV, THUNHAPBQ, DULỊCH
Giả thuyết:  kỳ vọng biến này tỉ lệ thuận với di cư.
(14) TMDV_DL là biến gộp được hình thành từ 2 biến TMDV, DULỊCH
Giả thuyết:  kỳ vọng biến này tỉ lệ thuận với di cư.

Phương pháp xử lý: hồi quy OLS bằng phần mềm thống kê SPSS

6. Kết quả chính

Tổng hợp so sánh di cư nam và nữ

Yếu tốDi cư namDi cư nữKết luận
GIAODUCKhông tác độngKhông tác độngGiống nhau
YTEKhông tác độngKhông tác độngGiống nhau
DOANHNGHIEPCó tác độngCó tác độngTác động tới di cư nữ mạnh hơn di cư nam 
FDIKhông tác độngKhông tác độngGiống nhau
GTSXNNCó tác độngKhông tác độngTác động tới di cư nam, không tác động tới di cư nữ
XDCNCó tác độngCó tác độngTác động tới di cư nam mạnh hơn di cư nữ
TMDV_DLCó tác độngCó tác độngTác động tới di cư nhữ mạnh  hơn di cư nam
THUNHAPBQKhông tác độngKhông tác độngGiống nhau
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Tổng hợp so sánh các mô hình A, B, C

Yếu tốMô hình AMô hình BMô hình C
GIAODUCKhông tác độngKhông tác độngKhông tác động
YTEKhông tác độngKhông tác độngKhông tác động
DOANHNGHIEPCó, + 0.023Có. +.040Có, +.048
FDIKhông tác độngKhông tác độngKhông tác động
GTSSNNKhông tác độngCó, +.002Có, +.002
GTSXXDKhông tác độngNhóm 2 biến có tác động, +4.617Nhóm 2 biến có tác động, +3.935
GTSXCNCó, + 9.012E-005
TMDVKhông tác độngNhóm 3 biến có tác động, -3.649Nhóm 2 biến có tác động, -4.424
DULICHKhông tác động
THUNHAPBQKhông tác độngKhông tác động
 
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons