Năng lực cạnh tranh Vietcombank, chạy spss

Admin| 12/10/2017
Đề tài: Năng lực cạnh tranh Vietcombank”
 
Tên tác giả: luanhay.vn

Tóm tắt, Tác giả đã vận dụng các lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh vào việc nghiên cứu và phân tích năng lực cạnh tranh của Vietcombank; đặc biệt việc sử dụng các mô hình ma trận chấm điểm, mô hình camel, mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter và nghiên cứu thực nghiệm thông qua kiểm định và phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS.
 
Từ khóa: năng lực cạnh tranh, 5 lực lượng cạnh tranh, camel, ma trận EFE, IFE, vietcombank,hồi quykiểm định, eview, stataspss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, CFA, SEM, Mô hình parasuraman – servqual,  năng lực tâm lý, hy vọng, lạc quan, thích nghi, tự tin 

 
1.Trình bày vấn đề
Vietcombank là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam với tổng tài sản xấp xỉ 344,2 nghìn tỷ VND (16,5 tỷ USD) và thị giá vốn 55 nghìn tỷ VND (2,6 tỷ USD) tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2011. Vietcombank có thế mạnh về dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và thẻ. Vietcombank cũng là một trong những NHTM Việt Nam đã triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình, và hiện nay Vietcombank cũng đã và đang không ngừng nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng của công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vietcombank cũng là ngân hàng đứng đầu trong lĩnh vực khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam, chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, cũng như cho vay các ngành công nghiệp liên quan đến xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu Vietcombank không có cái nhìn toàn diện về bản thân mình, không xem xét toàn diện năng lực cạnh tranh của mình thì Vietcombank có thể sẽ dễ dàng mất đi thế mạnh hiện hữu của mình. Vì vậy, để tiếp tục phát huy lợi thế của mình, giữ vững vị thế hàng đầu của Vietcombank, cần có những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện của Vietcombank.
 
2. Mục tiêu3. Câu hỏi nghiên cứu
 
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
  • Phạm vi nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của Vietcombank qua một số lĩnh vực hoạt động cụ thể.
  • Mốc thời gian đánh giá số liệu nghiên cứu: Từ năm 2006 đến năm 2011
  • Đối tượng nghiên cứu: Vietcombank
 
5. Phương pháp nghiên cứu
Bước 1: Thu thập số liệu
      Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách quan sát thực tế, phỏng vấn ban lãnh đạo, cán bộ nguồn,…
      Các số liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua các bản kế toán, báo cáo tài chính, tham khảo các tài liệu liên quan trên internet, sách, báo, tạp chí, cục thống kê,…
Bước 2: Phương pháp xử lý số liệu
      Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
      Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế toán được so sánh qua các năm, phân tích tại sao và tổng hợp để đưa ra nhận xét.
      Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình
      Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm hướng giải quyết.
      Phương pháp nghiên cứu định lượng: Mô hình, hồi quy tuyến tính đa biến, kiểm định mô hình và hệ số, chạy eview, stataspss

6. Kết quả chính
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính đến cuối năm 2011, Chỉ tiêu tổng hợp thứ hạng năng lực cạnh tranh của VCB đạt vị trí thứ 3 sau ACB và VietinBank. Và được chi tiết theo các chỉ tiêu thành phần như sau: VCB đứng thứ ba trong hệ thống về quy mô vốn chủ sở hữu và đứng thứ tư trong hệ thống trên các mặt là thị phần, tổng tài sản, huy động vốn, tín dụng, hiệu quả hoạt động kinh doanh ROA, ROE. Tuy nhiên đứng thứ 6 trên hệ thống về tỷ lệ chi phí/ thu nhập; thứ 9 về hệ số an toàn vốn và 11 về nợ xấu. VCB có khả năng phản ứng trước các biến động của môi trường Vĩ mô và Vi mô ở mức khá, cao hơn VietinBank và thấp hơn ACB (là NHTM tư nhân có hiệu quả hoạt động ở mức cao và tiêu biểu cho toàn ngành)
Kết quả hồi quy cho thấy: Hệ số xác định được điều chỉnh Adjusted R Square là 0,649 chứng tỏ mô hình có sự phù hợp đến 64,9%.
            ModelRR SquareAdjusted R SquareStd. Error of the Estimate
1.880a.662.649.673
a. Predictors: (Constant), NL công nghệ, Nguồn nhân lực, Marketing, NLCT về Sản phẩm, dịch vụ, Thương hiệu, NL tài chính
Kết quả cho thấy, các hệ số B đều khác 0 (p < 0,001) chứng tỏ các thành phần đều đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Như vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6  đều được kiểm định, chấp nhận và chưa có cơ sở để bác bỏ những giả thuyết này. Từ kết quả phân tích trên, ta có phương trình hồi quy như sau: NLCT =  4,016+0,13*NLTC + 0,152*TH + 0,091*SPDV + 0,384*MAR +   0,37*NNL + 0,14*CN
Từ phương trình hồi quy, có thể thấy năng lực marketing là yếu tố có tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của VCB (hệ số B = 0,384). Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu năng lực marketing tăng lên 1 thì năng lực cạnh tổng thể tăng lên 38,4%. Các yếu tố khác như: nguồn nhân lực ảnh hưởng 0,37; thương hiệu ảnh hưởng 0,152; năng lực công nghệ ảnh hưởng 0,14; năng lực tài chính ảnh hưởng 0,13; Sản phẩm dịch vụ ảnh hưởng 0,091. Mô hình hồi quy đã thể hiện  yếu  tố  làm  cho  năng  lực  cạnh  tranh  ảnh  hưởng  nhiều  nhất  là  năng  lực marketing. Điều này cũng đúng trong giai đoạn hiện nay, khi mà môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì đòi hỏi các ngân hàng phải năng động hơn trong phục vụ khách hàng, không ngồi yên một chỗ đợi khách hàng đến như trước mà phải tìm kiếm, đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn hợp lý để thu hút nhiều khách hàng hơn. Nhân tố tiếp theo cũng ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của  VCB là nguồn nhân lực. Trong lĩnh vực ngân hàng, các sản phẩm, dịch vụ gần như không có nhiều khác biệt thì một nhân tố cũng góp phần không kém trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh là nhân tố con người, điều này thể hiện qua trình độ, tác phong phục vụ, thái độ phục vụ của nhân viên, cách thức truyền tải các sản phẩm dịch vụ của nhân viên đến với khách hàng. Thương hiệu, năng lực tài chính là niềm tin đối với khách hàng, những ngân hàng có thương hiệu mạnh, năng lực tài chính tốt sẽ giúp khách hàng vững tin hơn và giao dịch với ngân hàng. Bên cạnh đó, với sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin và con người ngày càng bận rộn hơn thì với những tiện ích của ngân hàng điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng hơn.
Kết quả khảo sát thực tế về năng lực cạnh tranh của VCB đạt mức khá cao, có 59,5% ý kiến cho rằng năng lực cạnh tranh của VCB là mạnh; 21% ý kiến cho rằng rất mạnh và 19,5% ý kiến cho là trung bình. Kết quả nghiên cứu này tương đối phù hợp với thực tế nhưng kết quả đo lường năng lực cạnh tranh của VCB chỉ ở quy mô nhỏ với mẫu khảo sát là 257 người nên chưa bao quát hết thực tế. Nếu muốn có kết quả chính xác hơn thì cần phải thực hiện trên quy mô lớn hơn.
 
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons