Nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp_Chạy spss, eview, stata

Admin| 12/10/2017
Đề tài: Mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết HOSE
 
Tên tác giả: luanhay.vn

Tóm tắt, Hầu hết các nghiên cứu đều đã giả định rằng có tồn tại một mức tiền mặt mục tiêu và các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh việc nắm giữ tiền mặt theo mục tiêu đó; tuy nhiên việc giả định này lại thiếu đi bằng chứng thực nghiệm để củng cố độ tin cậy của lập luận. Xem xét nhanh các báo cáo tài chính trong giai đoạn vừa qua của các doanh nghiệp niêm yết, tác giả nhận thấy, mặc dù kết quả kinh doanh trong hiện tại của các doanh nghiệp có khởi sắc hơn trước đây; tuy nhiên đa số các báo cáo lưu chuyển tiền tệ đều cho thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính vẫn là số âm; và phần tiền mặt cuối kỳ của doanh nghiệp là khá hạn chế (dưới 1% trên tổng tài sản).
 
Từ khóa: tiền mặt, nắm giữ tiền mặt, giá trị doanh nghiệp, hồi quy, stata
 
1.Trình bày vấn đề
Một số nghiên cứu gần đây lại xem xét việc nắm giữ và gia tăng thêm tiền mặt gắn liền với việc làm gia tăng giá trị cho các cổ đông của doanh nghiệp. Chẳng hạn như Pinkowitz et al. (2006) đã ước tính giá trị cận biên của tiền mặt và thấy rằng mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị công ty là yếu ở các nước có bảo vệ nhà đầu tư kém hơn và mạnh hơn ở các quốc gia bảo vệ nhà đầu tư tốt so với các nước khác. Pinkowitz và Williamson (2007) lại xem xét việc nắm giữ tiền mặt với các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp hay các chính sách tài chính doanh nghiệp Drobetz et al. (2010) nghiên cứu các giá trị cận biên của tiền mặt trong mối quan hệ với từng doanh nghiệp cụ thể và khoảng thời gian khác nhau, cũng như trong môi trường thông tin bất đối xứng.
 
2. Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xem xét mối quan hệ giữa việc nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh để từ đó đề xuất các gợi ý gia tăng giá trị doanh nghiệp trên góc độ tối ưu việc nắm giữ tiền mặt.
 
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Mối quan hệ giữa việc nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp như thế nào? Được đo lường ra sao?
(2) Liệu có tồn tại giá trị tối ưu của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ tiền mặt?
 
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
        Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: giá  trị của doanh nghiệp trong mối quan hệ với nắm giữ tiền mặt
        Đối tượng khảo sát là: Tác giả đã sử dụng các tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp như sau: Là các doanh nghiệp phi tài chính; thời gian niêm yết tại HOSE liên tục trong giai đoạn 2008-2014; Loại bỏ các doanh nghiệp có các chỉ tiêu tính toán (sau khi thu thập) biến động quá bất thường và không mang tính đại diện so với toàn bộ mẫu thu thập, để nhằm loại bỏ bớt các biến động bất thường làm sai lệnh kết quả trong mẫu.
Giới hạn nghiên cứu: Tập trung vào xem xét các nghiên cứu của Cristina Martínez-Sola, Pedro J. García-Teruel, Pedro Martínez-Solano (2013) và ứng dụng vào bài viết của mình.
5. Phương pháp nghiên cứu
     Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu thứ cấp được thu thập từ Báo cáo tài chính năm, báo cáo thường niên, bản cáo bạch của khoảng 200 doanh nghiệp niêm yết HOSE. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được tác giả đã dự kiến triển khai xử lý dữ liệu như sau
  • Nhập liệu vào phần mềm exel để tính toán ra các chỉ tiêu, các biến của mô hình cần nghiên cứu
  • Chuyển đổi dữ liệu đã xử lý sang phần mềm Eview để phân tích
  • Từ đó tính toán các chỉ tiêu thống kê cơ bản của dữ liệu đã thu thập nhằm nắm rõ về độ tin cậy của dữ liệu, cũng như mô tả rõ nét được bước đầu về các vấn đề, đối tượng nghiên cứu
  • Ứng dụng các mô hình nghiên cứu của Cristina Martínez-Sola, Pedro J. García-Teruel, Pedro Martínez-Solano (2013) về mối quan hệ giữa nắm giữ tiền mặt và giá trị doanh nghiệp.
  • Xử lý dữ liệu bảng (panel data) có xem xét các hiệu ứng FEM, REM để xác định các hệ số hồi quy của mô hình.
  • Kiểm định các giả thuyết hồi quy và các khuyết tật mô hình.
  • Đọc và bình luận các kết quả, hệ số ước lượng được (Xem thêm hướng dẫn chạy hồi quy FEM/REM bằng Stata)
 
6. Kết quả chính
            Thứ nhất, nghiên cứu đã kết luận việc doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt không có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, tiền mặt cũng không có quan hệ phi tuyến tính với giá trị doanh nghiệp. Điều này gợi mở cho chúng ta rằng, duy trì lượng tiền mặt lớn hay nhỏ trong doanh nghiệp không ảnh hưởng hưởng đến việc đánh giá của nhà đầu tư với doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Do đó, công ty cần giảm lượng tiền mặt nắm giữ xuống bởi lượng tiền này không sinh lời, và trong những giai đoạn tăng trưởng tốt, chi phí cơ hội cho việc nắm giữ khoản tiền này sẽ tăng lên. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể giảm lượng tiền mặt xuống mức 0 đồng, mà cần duy trì một lượng tiền mặt phù hợp để thực hiện các giao dịch: các giao dịch liên quan đến việc thanh toán và thu hồi nợ; trả lãi cho ngân hàng và các dịch vụ khác; dự phòng và đầu cơ.
          Thứ hai, nghiên cứu chỉ ra rằng, không có mối quan hệ giữa tài sản cố định vô hình với giá trị doanh nghiệp ở các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Tài sản cố định vô hình hiện nay chưa đóng góp vào giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo xu thế chung của thế giới, trong tương lai, tài sản cố định vô hình sẽ đóng góp đáng kể vào giá trị doanh nghiệp. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ căn cứ vào các tài sản cố định vô hình mà công ty đang nắm giữ và một số yếu tố quan trọng khác như lợi nhuận, cơ hội tăng trưởng để định giá công ty.
Thứ ba, quy mô doanh nghiệp có tác động ngược chiều với giá trị doanh nghiệp. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp lớn trên thị trường thường ít được định giá cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách của nó, bởi vì họ cho rằng các doanh nghiệp này thường chậm thay đổi và khó có thể tạo ra các bước nhảy vọt. Ví dụ như các công ty PVS, công ty VCG, công ty PVX, công ty ITA là các công ty lớn nhưng có giá trị doanh nghiệp thấp.
Thứ tư, doanh nghiệp sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính được đánh giá cao hơn trên thị trường chứng khoán. Còn các doanh nghiệp ít sử dụng đòn bẩy tài chính thường bị đánh giá thấp hơn trên thị trường. Ví dụ như các công ty KSH, công ty DHA, công ty TRC, công ty TNC, công ty SVT có tỷ lệ sử dụng đòn bẩy thấp và giá trị thị trường cũng thấp. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét, việc các doanh nghiệp này không sử dụng đòn bẩy là do chính sách của doanh nghiệp hay do họ không có phương án đầu tư nên không cần sử dụng đòn bẩy. Điểm chung là các doanh nghiệp không sử dụng đòn bẩy, các doanh nghiệp không có phương án kinh doanh thường không được đánh giá cao trên thị trường chứng khoán.
  • Trong kết quả kiểm định ý nghĩa các biến.
Biến sốQuan hệ với biến phụ thuộc
Nghiên cứu gốcNghiên cứu phát hiện
CASHCó ý nghĩa (+)Không có ý nghĩa
CASH^2Có ý nghĩa (-)Không có ý nghĩa
INTANGIBLECó ý nghĩa (-)Không có ý nghĩa
SIZECó ý nghĩa (-)Có ý nghĩa (-)
LEVCó ý nghĩa (+)Có ý nghĩa (+)
DEVIATIONCó ý nghĩa (-)Không có ý nghĩa
INTERACTCó ý nghĩa (+)Không có ý nghĩa
 
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons