Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu Vinamilk, bảng hỏi, mô hình, marketing

Admin| 12/10/2017
Đề tài: Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu Vinamilk
 
Tên tác giả: luanhay.vn

Tóm tắt, Đề tài này trình bầy và vận dụng hệ thống lý luận về nhận diện thương hiệu: (1) Hệ thống nhận diện thương hiệu, (2) Các yếu tố của hệ thống nhận diện thương hiệu, (3) Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu, (4) Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. Nhằm trả lời cho 4 câu hỏi: (1) Hệ thống nhận diện thương hiệu Vinamilk của công ty Cổ phần sữa Vinamilk tại TP HCM hiện tại đang được thể hiện, mô tả, xây dựng như thế nào? Đang mang lại hiệu quả ra sao? (2) Thứ hạng của hệ thống nhận diện Vinamilk của công ty cổ phần sữa Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh so với các đối thủ cạnh tranh ra sao? (3) Hệ thống nhận diện thương hiệu Vinamilk của công ty cổ phần sữa Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh được khách hàng đánh giá, cảm nhận ra sao? (4) Hệ thống nhận diện thương hiệu Vinamilk của công ty cổ phần sữa Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh được các chuyên gia nhìn nhận như thế nào?
 
Từ khóa: Thương hiệu, nhận diện thương hiệu, Vinamilk, nhãn hiệu, slogan, hồi quykiểm định, eview, stataspss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, CFA, SEM, Mô hình parasuraman – servqual,  năng lực tâm lý, hy vọng, lạc quan, thích nghi, tự tin 

 

1. Trình bày vấn đề

Thương hiệu là tài sản phi vật chất vô cùng quý giá của mỗi doanh nghiệp, là một dấu hiệu để nhận biết và thể hiện giá trị của một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó của một doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân. Thương hiệu ra đời cùng với sự ra đời của doanh nghiệp và tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Trong giai đoạn đầu tiên, doanh nghiệp là tác nhân tổ chức nuôi dưỡng và phát triển thương hiệu, nhưng một khi thương hiệu đã đủ mạnh, đã có tiếng vang trên thị trường thì đến lượt nó lại trở thành một tài sản vô hình to lớn có tác dụng làm cho doanh nghiệp ngày càng trở nên mạnh mẽ và phát triển vượt bậc.

Trong giai đoạn gần đây, Vinamilk cũng đã đối mặt với rất nhiều vấn đề có tác động xấu tới hình ảnh thương hiệu của mình trong tâm trí người tiêu dùng. Những diễn biến thực tiễn này khiến tác giả đã nảy sinh nhiều câu hỏi nghiên cứu: Điều gì đã làm nên thành công của thương hiệu Vinamilk? Thương hiệu Vinamilk đã được hình thành và phát triển như thế nào? Hệ thống nhận diện thương hiệu Vinamilk cụ thể ra sao? Được khách hàng cảm nhận ra sao? Cần thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu Vinamilk như thế nào để thích ứng với các xu hướng mới, củng cố niềm tin với khách hàng và ứng phó với các nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh; Để tiếp tục duy trì vị thế số 1?

2. Mục tiêu nghiên cứu

(1) Xem xét, đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu Vinamilk trong giai đoạn hiện tại trên quan điểm người tiêu dùng, quan điểm cạnh tranh, quan điểm chuyên gia và quan điểm hiệu quả.
(2) Góp phần hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu cho Vinamilk trong thời kỳ mới nhằm củng cố niềm tin trong tâm trí khách hàng, ứng phó với các nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh và duy trì vị thế số 1 của mình và từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận

 

3. Câu hỏi nghiên cứu:

(1) Hệ thống nhận diện thương hiệu Vinamilk hiện tại đang được thể hiện, mô tả, xây dựng như thế nào? Đang mang lại hiệu quả ra sao?
(2) Thứ hạng của hệ thống nhận diện Vinamilk so với các đối thủ cạnh tranh ra sao?
(3) Hệ thống nhận diện thương hiệu Vinamilk được khách hàng đánh giá, cảm nhận ra sao?
(4) Hệ thống nhận diện thương hiệu Vinamilk được các chuyên gia nhìn nhận như thế nào?
 

4. Đối tượng và phạm vi nghiên nghiên cứu:

(i) Đối tượng nghiên cứu là hệ thống nhận diện thương hiệu Vinamilk của công ty cổ phần sữa Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh; và một số các thương hiệu mang tính so sánh đối chiếu như Dalat milk, TH True milk;
(ii) Là các quan điểm, đánh giá của khách hàng và chuyên gia về hệ thống nhận diện thương hiệu Vinamilk của công ty cổ phần sữa Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh ;
(iii) Phạm vi nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận; cũng như trong hệ thống bán hàng của Vinamilk của công ty cổ phần sữa Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh;
(iv) Thời gian nghiên cứu được xem xét từ năm 2008 – 2012

5. Phương pháp nghiên cứu

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Đây là phương pháp thu thập thông tin dựa vào các tài liệu: sách, báo, tìm hiểu trên website và các số liệu được các bộ phận trong công ty cung cấp, như: Bao gồm các bản thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh tại thời điểm hiện tại, kế hoạch các chương trình phát triển thương hiệu…để có được những dữ liệu về công ty, về nhận dạng thương hiệu của công ty. .
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu sơ cấp là việc dựa vào việc thu thập thông tin thực tế. Đó là các thông tin thu thập, tập hợp từ việc tiến hành điều tra nhân viên, phỏng vấn lãnh đạo công ty để có những dữ liệu nhất quán về hệ thống nhận dạng thương hiệu của côn ty. Tác giả thu thập thông qua bảng hỏi và thang đo được mô tả và triển khai theo quy trình cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Các câu hỏi về các yếu tố của môi trường bên ngoài (vĩ mô)
- Nhóm 2: Các câu hỏi về các yếu tố của môi trường nội bộ (Vinamilk).
Xử lý dữ liệu, Phân tích mô tả; Kiểm định độ tin cậy của thang đo; Phương pháp crosstabs: Kiểm định chị bình phương về tính độc lập hay phụ thuộc giữa hai biến;  Phương pháp One-Sample T Text (Kiểm định T với tham số trung bình mẫu); Tính điểm tổng hợp cho các nhóm nhân tố,
 
6. Kết quả nghiên cứu
Tác giả tiến hành nghiên cứu định tính bằng việc thảo luận nhóm với 50 khách hàng và xin ý kiến của 20 chuyên gia về ngành sữa để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống nhận diện thương hiệu. Sau đó tiến hành nghiên cứu sơ bộ định lượng với 50 khách hàng và cuối cùng tác giả tiến hành nghiên cứu chính thức – khảo sát trên 300 khách hàng. Trong bài tác giả đã sử dụng các kỹ thuật xử lý dữ liệu tương quan biến Cronbach alpha, phân tích EFA, kiểm định Crosstab và T. Test bằng phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu chính thức cho thấy
  1. Có 4 Yếu tố về nhận diện sản phẩm Vinamilk: (1) Slogan của Vinamilk dễ nhớ và đặc trưng, (2) Tôi có thể nhớ Slogan của Vinamilkmột cách dễ dàng, (3) Các sản phẩm của Vinamilk dễ nhận dạng và dễ tìm tại các điểm phân phối, (4)Sản phẩm Vinamilk có chất lượng rất tốt và ổn định
  2. Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu: (1) Hình ảnh Vinamilk  độc đáo hơn so với các thương hiệu khác, (2) Tôi có thể nhận biết và nhớ logo của Vinamilk  một cách nhanh chóng. (3) Giá cả của Vinamilk có thể chấp nhận được
  3. Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ nhận biết khác của Vinamilk: (1) Mức độ nhận biết Vinamilk qua tivi, (2) Mức độ nhận biết Vinamilk qua biển quảng cáo, áp phích, (3) Website Vinamilk cung cấp đầy đủ thông tin về công ty
  4. Có 3 yếu tố ảnh hưởng  đến quyết định chọn mua sản phẩm sữa: (1) Chọn mua sản phẩm sữa ưu tiên mẫu mã, bao bì , (2) Chọn mua sản phẩm sữa ưu tiên mức độ nổi tiếng của sản phẩm. (3) Chọn mua sản phẩm sữa ưu tiên uy tín nhà sản xuất
Với kết quả này tác giả xin có những đề xuất để nâng cao hệ thống nhận diện thượng hiệu của Vinamilk: (1) nâng cao yếu tố nhận diện sản phẩm của Vinamilk, (2) Xây dựng hình ảnh thương hiệu, (3) Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu, (4) Nâng cao các yếu tố dẫn đến quyết định chọn mua sản phẩm sữa của khách hàng.
 
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons