Chính sách cổ tức , chạy eview, stata

Admin| 12/10/2017
Đề tài: Các yếu tố quyết định đến chính sách cổ tức tiền mặt của các Công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tên tác giả: luanhay.vn

Tóm tắt, Chính sách cổ tức là một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính hiện đại; đồng thời cũng là một chủ đề gây ra nhiều tranh cãi nhất từ trước cho tới nay. Thực tế TTCKVN giai đoạn trước 2008 các công ty niêm yết và nhà đầu tư ít quan tâm đến chính sách cổ tức mà chỉ quan tâm đến diễn biến giá cổ phiếu và thích việc chia cổ tức bằng cổ phiếu hơn bằng tiền mặt. Tuy nhiên giai đoạn từ 2009 cho đến nay vấn đề cổ tức bắt đầu được các công ty niêm yết công bố và thực hiện đều đặn với tần suất và tỷ lệ tăng dần; các nhà đầu tư cũng quan tâm tới cổ tức nhiều hơn và thích cổ tức bằng tiền mặt nhiều hơn. Từ những vấn đề tranh cãi về mặt lý luận; cũng như các hiện tượng thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đề tài được hình thành nhằm lý giải các yếu tố quyết định vấn đề cổ tức của doanh nghiệp niêm yết.

Từ khóa: Cổ tức, cổ phiếu thưởng, doanh nghiệp niêm yết, dòng tiền, Khả năng thanh toán tiền mặt, Hose, Khả năng sinh lời, PE, chạy eview …

1.Trình bày vấn đề

(1) Bắt nguồn từ kết luận nghiên cứu của Modigliani và Miller (1961) là không có mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá trị thị trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu lại cho thấy rằng có một mối quan hệ nhất định giữa chính sách đầu tư và giá trị thị trường, theo đó, các chính sách cổ tức là không quan trọng vì nó không ảnh hưởng đến giá trị của công ty hay sự giàu có của các chủ sở hữu.
(2) Tiếp theo đó đã có rất nhiều tranh luận và những nghiên cứu chuyên sâu được tiến hành để kiểm tra các kết luận của Modigliani và Miller (1961). Trong khi một số nhà nghiên cứu chẳng hạn như Black và Scholes (1974), Merton và Rock (1985) và Peter (1996) có xu hướng hỗ trợ lý thuyết này, thì cũng có những người khác lại phản đối nó như Litzenberger và Ramaswamy (1979), Blume (1980), Litzenberger và Ramaswamy (1982), Ang và Peterson (1985), Dyl và Weigand (1998), Koch và Shenoy (1999).
(3) Mặt khác nghiên cứu chuyên sâu hơn về chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt như nghiên cứu của Lintner (1962) và Gordon (1959, 1962), De Angelo( 1992), Fama và France (2001), Mayers và Frank (2004) đã cho rằng trong thế giới của sự không chắc chắn và thông tin không hoàn hảo, trả cổ tức cao có liên quan đến giá trị doanh nghiệp cao. Tình hình tài chính,yếu tố thanh khoản của công ty cũng đóng một vai trò quan trọng trong xác định mức cổ tức. Nếu một công ty đang đối mặt với vấn đề thanh khoản có thể thích lựa chọn cổ tức bằng cổ phiếu hơn là chia cổ tức bằng tiền mặt. Tiền tạo ra từ các hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định số tiền thanh toán, các công ty có dòng tiền lớn hơn tạo ra hoạt động dự kiến sẽ dễ dàng hơn trong việc trả cổ tức bằng tiền mặt so với các công ty có dòng tiền hoạt động không tốt. Khi các công ty khó khăn trong việc huy động vốn từ bên ngoài thì thanh khoản có ý nghĩa quan trọng hơn so với chính sách chi trả cổ tức.
Những quan điểm và kết luận nghiên cứu đó nhiều khi trái ngược nhau và nhiều khi đã dẫn đến sự mơ hồ trong ứng dụng của nhà quản trị đối với thực tiễn của công ty mình và từ đó cần phải có những nghiên cứu rõ ràng dựa trên kết quả cụ thể và phù hợp với thực tế hơn..

2. Mục tiêu

Đề tài nghiên cứu hướng tới các mục tiêu như sau:
(1) Nghiên cứu các yếu tố quyết định chính sách cổ tức tiền mặt của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012.
(2) Từ đó, đưa ra các kết luận và khuyến nghị về việc xây dựng chính sách cổ tức tiền mặt đối với các công ty trong giai đoạn tới.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Từ đó đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu cơ bản như sau:
(1) Diễn biến tình hình chi trả cổ tức tiền mặt của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012 diễn ra thế nào?
(2) Các yếu tố nào quyết định chính sách cổ tức bằng tiền mặt của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam (Các yếu tố quyết định chính sách cổ tức tiền mặt: Rủi ro, Quy mô công ty, Khả năng sinh lời, Đòn bẩy hay Khả năng thanh khoản, Khả năng thanh toán tiền mặt, tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản ) ? Và tác động như thế nào? (Tác động có ý nghĩa hay không? Chiều hướng tác động? Mức độ tác động?)
(3) Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong chính sách chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Người viết đã xác định phạm vi và đối tương nghiên cứu như sau:
(1) Đối tượng nghiên cứu: Chính sách cổ tức tiền mặt của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam, dưới sự tác động của các nhân tố: Quy mô công ty, Khả năng sinh lời, Rủi ro, Đòn bẩy, Tính thanh khoản.
(2) Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu tài chính của 100 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được trong thời gian từ 2008 đến 2012 về các yếu tố; tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm Eview (hoặc Stata) theo các quy trình sau:
(1) Thống kê mô tả, so sánh  các yếu tố;
(2) Hồi quy và kiểm định các tác động theo phương pháp bình phương bé nhất (Panel OLS);
(3) Hồi quy và kiểm định các tác động theo phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với các tác động ngẫu nhiên (REM) và cố định (FEM)
(4) Các kiểm định

6. Kết quả chính

Kết quả nghiên cứu cho thấy được sự tác động không đồng thời của các yếu tố EPS, PE, ROE, LQ tới chính sách cổ tức tiền mặt vào từng thời điểm và cách thức tiếp cận vấn đề . Cụ thể như sau:
(i) Kết quả hồi quy mô hình OLS cho thấy chỉ có hai biến tố có tác động tới chính sách cổ tức là EPS (tác động ngược chiều) và PE tác động cùng đến DV với mức độ tác động của EPS là - 9.6% còn của PE là 13.7%; mô hình này giải thích được 18.7% tác động đến chính sách cổ tức.
(ii) Khi xem xét riêng rẽ mô hình OLS cho từng năm, tác giả đã thu nhập được thêm kết quả là 2 năm 2009, 2010 có ý nghĩa đối với chính sách cổ tức và lần lượt giải thích được 75.70% và 54.30% các tác động vào chính sách cổ tức trong năm các năm tương ứng. Và các tác động đó xuất phát từ: (i) Năm 2009 có 2 yếu tố là EPS tác động ngược chiều (-20.7%)  và PE tác động cùng chiều (16.4%). (ii) Năm 2010 có EPS tác động ngược chiều (-39.3%) và LQ tác động cùng chiều (28.6%).
(iii) Kết quả ước lượng bằng mô hình REM và FEM cho thấy mô hình tác động cố định (FEM) có ý nghĩa, được lựa chọn và cho kết qủa DV = 3.85079735958 - 1.46758270905e-05*EPS - 0.301332621838*ROE - 0.128968196632*LA + 0.295671167795*LV + 0.0115721467046*LQ + 0.00354883704907*PE + 0.681553689001*LTA - 0.0269991081331*CAS + [CX=F, PER=F] và giải thích 25.6439% ý nghĩa của các tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt; và biến ROE tác động ngược chiều (-30.13%)  đến chính sách cổ tức ở mức α = 5%; biến PE tác động cùng chiều ( 0.35%) đến chính sách cổ tức; biến EPS với phương pháp này bị bác bỏ.
(iv) Kết quả ước lượng tác động theo mô hình FEM của các yếu tố tới chính sách cổ tức theo diễn biến các năm đã cho thấy có sự khác biệt về cường độ và trạng thái giữa các năm theo xu hướng giảm dần như sau: Năm 2008 mức độ tác động là tiệu cực -9.12% , năm 2009 là tiêu cực -5.83%, năm 2010 tích cực 1.18%, năm 2011 là tíêu cực 0.16%, năm 2012 là tích cực là 13.93%.
(v) Kết quả ước lượng tác động theo mô hình FEM của các yếu tố tới chính sách cổ tức theo từng đơn vị quan sát (công ty) cũng cho thấy sự khác biệt về cường độ tác động và trạng thái tác động giữa các công ty.

Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons