Tỷ giá và cán cân thương mại, chạy stata, eview

Admin| 12/10/2017
Đề tài: Đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại
 
Tên tác giả: luanhay.vn

Tóm tắt, Nghiên cứu sự thay đổi trong cán cân thương mại do biến động của tỷ giá là một vấn đề quan trọng và cơ bản trong chính sách kinh tế vĩ mô. Nó giúp nhà hoạch định chính sách đưa ra được chính sách tỷ giá có tác động tối ưu đến cán cân thương mại; đồng thời giúp cho việc hoạch định mục tiêu của thu nhập quốc dân. Đồng thời việc nghiên cứu tỷ giá trong giai đoạn 1999 – 2012 cũng góp phần củng cố và đóng góp chung vào hệ thống lý luận về tỷ giá và cán cân thương mại; giúp cho việc đánh giá và nhìn nhận chính xác và cập nhật hơn các diễn biến tác động của tỷ giá trong giai đoạn có nhiều diễn biến khó khăn của nền kinh tế.
 
Từ khóa: tỷ giá, cán cân thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu, mô hình VECM, VAR, đồng liên kết, chạy eview, stata, hồi quy
 
1.Trình bày vấn đề
Đã có nhiều vấn đề được đặt ra đối với các diễn biến tỷ giá, cán cân thương mại của Việt Nam: Mức tỷ giá hiện nay có phù hợp đối với nền kinh tế Việt Nam hay chưa? Có đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa hay cung cấp một môi trường ổn định để phát triển? Việc phá giá tiền đồng là có ích cho nền kinh tế hay không? Kích thích xuất khẩu, gia tăng thặng dư thương mại hay không
 
2. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài: là đánh giá tác động của tỷ giá hối đoán lên cán cân thương mại trong giai đoạn 1999 – quý 2 2013 và từ đó đưa ra các dự báo về tác động của tỷ giá lên cán cân thương trong thời gian tới.
 
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hai chuỗi tỷ giá và cán cân thương mại hay không? Cụ thể như thế nào?
(2) Diễn biến các tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại như thế nào? Có sự khác biệt trong dài hạn và ngắn hạn không? Cụ thể thế nào?
(3) Có thể vận dụng các dự báo về tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại trong việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô hay không?
 
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là diễn biến của cặp tỷ giá VND/USD, diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, diễn biến của cán cân thương mại; mối quan hệ tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại trong giai đoạn  từ quý 1 năm 1999 đến hết quý 2 năm 2013.
Năm 1999 được chọn là năm gốc vì năm này cán cân thanh toán của Việt Nam khá cân bằng, cũng trongnăm này chính phủ hai lần giảm giá mạnh đồng nội tệ, do đóđãđưa tỷ giá về gầnhơn vùng ngang giá sức mua. Năm 1999 cũng là năm không quá xa so với hiện tại, việc thuthập số liệu ít khó khăn hơn do thời gian gần hơn. Một vài nghiên cứu về tỷ giá các tác giả khác cũng chọn năm 1999 là năm gốc.
Việc lựa chọn cặp tỷ giá VND/ USD là đại diện cho việc nghiên cứu là xuất phát tự thực tiễn nền kinh tế của nước ta phần lớn đều tích trữ, giao dịch và hạch toán trong xuất nhập khẩu bằng USD
Việc lựa chọn đơn vị cho cán cân thương mại là “triệu USD” xuất phát từ nguồn số liệu tiếp cận từ Asia Regional Integration Center - Ngân hàng phát triển châu Á ADB được công bố bằng triệu USD và nó cũng giúp loại bỏ các tác động của lạm phát.
 
5. Phương pháp nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu giả thiết là: 
  • TBt = α1 + β1*ERt + e1t, phương trình phản ánh mối quan hệ dài hạn tác động của tỷ giá hối đoái (VNĐ/USD) lên cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. (TB = EX – IM)
  • EXt = α2 + β2*ERt + e2t,
  • IMt = α3 + β3*ERt + e3t,
Trong đó:
  • αi là hệ số chặn, βi là hệ số phản ánh tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại, eit là phân dư của mô hình nghiên cứu; i chạy từ 1 cho đến 3
  • ER : Tỷ giá hối đoái, được xác định bằng diễn biến của cặp tỷ giá danh nghĩa giữa VND/USD làm đại diện cho mối quan hệ về tỷ giá và cán cân thương mại. Lý do tác giả chọn cặp tỷ giá VND/USD vì tính phổ biến của USD trong giao dịch thương mại, hạch toán ngoại tệ của Việt Nam và cũng do tâm lý của đại bộ phận người dân và doanh nghiệp trong việc tích trữ, trao đổi, giao dịch bằng USD.
  • EX: Kim ngạch xuất khẩu theo quý của Việt Nam, được tính bằng triệu USD
  • IM: Kim ngạch nhập khẩu theo quý của Việt Nam, được tính bằng triệu USD
  • TB: Cán cân thương mại theo quý của Việt Nam, được tính bằng triệu USD và được xác định bằng EX – IM. Nếu (-) có nghĩa là thâm hụt thương mai; (+) có nghĩa là thặng dư thương mại;  (0) có nghĩa là cân bằng xuất khẩu và nhập khẩu.
  • t: thời gian tính theo quý từ quý 1 năm 1999 đến  quý 3 năm 2012.
Thu thập số liệu thứ cấp: Tác giảđã thu thập dữ liệu từ các nguồn cụ thể như sau:
- Số liệu về tỷ giá VND/ USD được thu thập là tỷ giá bình quân liên ngân hàng được công trên website của NHNN Việt Nam các mốc thời điểm lấy số liệu là ngày làm việc cuối cùng của mỗi quý.
- Số liệu về giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và tính toán thặng dư thương mại (giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu) được thu thập hàng tháng từ nguồn: Asia Regional Integration Center - Ngân hàng phát triển châu Á ADB, (tại địa chỉ http://aric.adb.org). Số liệu mỗi quý được xác đinh bằng cách cộng dồn số liệu của các tháng trong quý .
Xử lý số liệu thứ cấp bằng phần mềm Eview, Stata6. Kết quả chính
            - Trong cả thời kỳ nghiên cứu xu hướng chung của kim ngạch xuất khẩu và nhâp khẩu đều tăng; tuy nhiên tốc độ tăng của nhập khẩu là lớn hơn dẫn tới cán cân thương mại của Việt Nam thường xuyên thâm hụt và có biến động phức tạp. Nó cũng cho thấy về mặt hiện tượng mặc dụ tỷ giá đã được nâng lên liên tục trong giai đoạn nghiên cứu nhưng vấn đề thâm hụt thương mại vẫn hầu như không được cải thiện.
            - Giữa tỷ giá và cán cân thương mại mặc dù là các chuỗi số liệu không dừng, nhưng đều có sai phân bậc 1 là dừng và giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn được biểu diễn thông qua phương trình tổng quát là: TB = - 744.961407379 + 0.0888023882942*ER. Phương trình cho thấy về mặt dài hạn mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá là thuận chiều. Khi tỷ giá tăng lên (hiệu ứng phá giá đồng tiền Việt) thì sẽ khiến cho cán cân thương mại sẽ có xu hướng cải thiện về dài hạn; cụ thể khi tỷ giá tăng lên 1 đơn vị sẽ làm cán cân thương mại được cải thiện là 0.0888023882942triệu USD; điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu về tác động tích cực của việc phá giá đồng nội tệ lên cán cân thương mại về mặt dài hạn.
- Tuy nhiên phương trình mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa tỷ giá và cán cân thương mại còn cho thấy các yếu tố làm triệt tiêu tác dụng tích cực của việc tăng tỷ giá (phá giá đồng nội tệ) nó thể hiện ở 2 vấn đề:Luôn tồn tại một lượng thâm hụt thương mại nhất định trong giai đoạn nghiên cứu và xu hướng gia tăng thâm hụt thương mại theo thời gian của Việt Nam. Nguyên nhân là do Việt Nam là nước đang trong quá trình phát triển, cấu trúc nền kinh tế còn yếu … nhu cầu đầu tư, nhập khẩu rất cao; trong khi các hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nông lâm thủy sản; tài nguyên, gia công .. có hàm lượng giá trị gia tăng thấp, hàm lượng chất xám thấp. Chính nguyên nhân này đã khiến cho tác dụng của nâng tỷ giá bị hạn chế và làm luôn tồn tại yếu tố làm triệt tiêu hiệu quả của tỷ giá tới cán cân thương mại.
            - Trong ngắn hạn khi tỷ giá tăng lên (hiệu ứng phá giá) sẽ khiến cho cán cân thương mại có dâu hiệu tích cực và được biểu diễn bằng phương trình: D(TB) =  - 0.496694158897*D(TB(-1)) + 0.907085553282*D(ER(-1); cụ thể khi tỷ giá tăng lên 1 đơn vị thì sẽ khiến cán cân thương mại tăng thêm 0.907085553282triệu USD. Hiện tượng này trái ngược với lý luận về hiệu ứng đường cong chữ J về tỷ giá và cán cân thương mại; khi tỷ giá tăng làm cho thâm hut tăng lên trong ngắn hạn. Nguyên do theo kết quả phân tích mối quan hệ EX, ER và IM, ER cho thấy khi tỷ giá tăng làm cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn bị suy giảm; tuy nhiên hoạt động nhập khẩu cũng suy giảm tương ưng và nhanh hơn dẫn tới cán cân thương mại lại có chiều hướng tăng lên
            - Mối quan hệ giữa trạng thái cân bằng dài hạn của tỷ giá và cán cân thương mại với trạng thái ngắn hạn được biểu diễn thông qua mô hình VECM:
Phương trình mô tả:(TB) =  - 0.0681230806785*( TB(-1) - 0.0888023882942*ER(-1) + 744.961407379 ) - 0.496694158897*D(TB(-1)) + 0.907085553282*D(ER(-1).
Phần ngắn hạn:- 0.496694158897*D(TB(-1)) + 0.907085553282*D(ER(-1).
Phần dài hạn, (phần hiệu chỉnh sai số khi hồi quy sai phân các chuỗi số liệu)( TB(-1) - 0.0888023882942*ER(-1) + 744.961407379 )
Hệ số điều chỉnh ngắn hạn về dài hạn- 0.0681230806785
Độ trễ điều chỉnh trạng thái-14.679 kỳ (Tương ứng với 3.669 năm)
 
            - Nghiên cứu cũng cho thấy ở cả hai mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn đều tồn tại hệ số chặn (hằng số) không phụ thuộc và các tác động của tỷ giá hoặc xu hướng diễn biến tỷ giá, cán cân thương mai, Hệ số R bình phương mới chỉ giải thích được hơn 30,99% mô hình; như vậy vấn đề này cho thấy còn khá nhiều yếu tố ngoài sinh khác tác động tới cán cân thương mại và cũng cho thấy sự phức tạp trong việc dự báo các tác động của cán cân thông qua duy nhất biến tỷ giá.
 
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons