Rủi ro thanh khoản và khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng , Chạy eview, stata

Admin| 12/10/2017
Đề tài: Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
 
Tên tác giả: luanhay.vn

Tóm tắt, Rủi ro thanh khoản là một trong những vấn đề nổi cộm của ngành ngân hàng trong những năm vừa qua, nó là nguyên nhân gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng tài chính, bất ổn cho nền kinh tế vừa bào mòn lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, việc tìm hiểu đánh giá các tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh hiện tại. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa thanh khoản lợi nhuận ngân hàng; ngoài ra mô hình nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa lợi nhuận ngân hàng với đòn bẩy; tỷ lệ vốn cấp 1 trên tổng tài sản rủi ro; yếu tố vĩ mô tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ tích cực với lợi nhuận ngân hàng trong khi lạm phát và tăng trưởng kinh tế không có tác đến yếu tố này.
 
Từ khóa: thanh khoản, rủi ro thanh khoản, thanh khoản ngân hàng, hồi quy GMM, khả năng sinh lời ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng, ROA, ROE, NIM, CAR, hồi quykiểm định, eview, stataspss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, CFA, SEM, Mô hình parasuraman – servqual,  năng lực tâm lý, hy vọng, lạc quan, thích nghi, tự tin 
 
1.Trình bày vấn đề
Đối với hệ thống ngân hàng của Việt Nam, dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm từ 35-37% GDP và mỗi năm ngành ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước. Như vậy ngành ngân hàng đã làm tốt vài trò cấp tín dụng cho nền kinh tế đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm mới, thu hút lao động có trình độ cao. Do đó, một hệ thống ngân hàng tốt, kinh doanh có hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia là mục tiêu quan trọng mà bất kỳ một quốc gia nào cũng muốn hướng tới, Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Diễn biến về rủi ro thanh khoản vừa là nguyên nhân gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng tài chính, bất ổn cho nền kinh tế vừa bào mòn lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, việc tìm hiểu đánh giá các tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh hiện tại
2. Mục tiêu
  1. Đánh giá được tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam
  2.  Đưa ra được các khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lợi và giảm rủi ro thanh khoản của các ngân hàng TMCP.
  3.  Đưa ra được các phát hiện, đóng góp về mặt lý luận
 
3. Câu hỏi nghiên cứu
  1. Tỷ lệ thất nghiệp có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng?
  2. Tăng trưởng GDP thực tế có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng?
  3. Lạm phát có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng?
  4. Thanh khoản có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng?
  5. Thu nhập từ DV/ Tổng thu nhập của ngân hàng có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng?
  6. Tỷ lệ chứng khoán phái sinh trên tổng nợ tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng?
  7. Tỷ lệ Vốn cấp 1/TTS rủi ro có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng?
  8. Đòn bẩy có tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng?
 
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tính thanh khoản và lợi nhuận của các NHTM Việt Nam
Thời gian nghiên cứu từ 2007 - 2012
Nhóm ngân hàng nghiên cứu bao gồm 20 NHTM lới nhất của Việt Nam
 
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết là nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.
Mô hình:
ROA = f(Unemloyment, GDP, CPI t-1, lat-1, la2t-1, lai,t-1*mkt_imcomei,t,  lai,t-1*reposi,t, lai,t-1*gdpi,t, Leveraget-1, Tiert-1)
ROE = f(Unemloyment, GDP, CPI t-1, lat-1, la2t-1, lai,t-1*mkt_imcomei,t,  lai,t-1*reposi,t, lai,t-1*gdpi,t, Leveraget-1, Tiert-1)
Sử dụng phương pháp hồi quy GMM bằng Eview và Stata
Kiểm định tác động của các nhân tố: Tỷ lệ thất nghiệp, Tăng trưởng GDP,  Lạm phát , tỷ lệ thanh khoản năm, thu nhập của ngân hàng (thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi), cho vay, Vốn cấp 1 đến khả năng sinh lời của ngân hàng qua hai biến đại diện là ROE và ROA, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng. Phương pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp GMM được sử dụng để đánh giá tác động của các yếu tố.
 
6. Kết quả chính
Thanh khoản ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với nhau, thanh khoản ngân hàng càng tăng thì lợi nhuận ngân hàng càng tăng và ngược lại. Điều này được lý giải là do trong môi trường kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn như trong giai đoạn 2007-2012 và ngành tài chính ngân hàng còn chưa phát triển mạnh như Việt Nam thì các ngân hàng càng nẵm giữ tài sản thanh khoản thì càng giảm thiểu được các rủi ro do nền kinh tế mang lại, từ đó mang lại được lợi nhuận cho các ngân hàng. Ngoài ra các yếu tố trong mô hình có tác động đến lợi nhuận của ngân hàng như:
  • Đòn bẩy có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng có nghĩa các ngân hàng vay nợ càng nhiều thì lợi nhuận càng giảm và ngược lại
  • Tỷ lệ vốn cấp 1 trên tổng tài sản rủi ro có tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng cho thấy tỷ lệ vốn cấp 1 trên tổng tài sản rủi ro của ngân hàng và ngược lại.
  • Tỷ lệ thất nghiệp có tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng, thất nghiệp càng cao thì lợi nhuận ngân hàng càng lớn và ngược lại.
  • Các yếu tố: tăng trưởng kinh tế, lạm phát không có tác động đến lợi nhuận ngân hàng.
Dependent Variable: ROA  
Method: Panel Generalized Method of Moments 
Transformation: First Differences 
Sample (adjusted): 2009 2012  
Cross-sections included: 20  
Total panel (unbalanced) observations: 79 
White period instrument weighting matrix 
White period standard errors & covariance (d.f. corrected)
Instrument list: @DYN(ROE,-2) LA(-1) LA(-1)^2 LA(-1)*MKT_INCOME
        LA(-1)*GDP LA(-1)*REPOS LEV(-1) TIER_1(-1) GDP UNP CPI(
        -1)   
     
     
VariableCoefficientStd. Errort-StatisticProb.  
     
     
LA(-1)-0.0025290.020876-0.1211610.9039
LA(-1)^2-0.0408100.008962-4.5537310.0000
LA(-1)*MKT_INCOME0.0820700.0276882.9641270.0042
LA(-1)*GDP0.7639180.2556772.9878260.0039
LA(-1)*REPOS0.8635190.8128001.0624010.2918
LEV(-1)-0.0002440.000123-1.9776740.0520
TIER_1(-1)-0.0314010.008020-3.9153720.0002
GDP0.3802900.2135381.7808980.0793
UNP0.3274000.0744614.3969450.0000
CPI(-1)0.0687740.0240992.8537960.0057
     
     
 Effects Specification  
     
     
Cross-section fixed (first differences) 
     
     
R-squared0.244583    Mean dependent var-0.001863
Adjusted R-squared0.146051    S.D. dependent var0.007509
S.E. of regression0.006939    Sum squared resid0.003322
J-statistic13.37301    Instrument rank20.00000
     
     
 
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons