Nhân tố ảnh hưởng thanh khoản ngân hàng, chạy eview, stata

Admin| 12/10/2017
Đề tài: Nhân tố tác động thanh khoản ngân hàng
 
Tên tác giả: luanhay.vn

Tóm tắt, Việc tìm hiểu, đánh giá các nhân tố tác động đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại để tìm ra mối quan hệ giữa thanh khoản với các yếu tố liên quan là cần thiết để ngân hàng có thể lựa chọn cho mình chiến lược quản trị thanh khoản phù hợp, hạn chế rủi ro thanh khoản.
 
Từ khóa: thanh khoản, các yếu tố ảnh hưởng, quản trị thanh khoản,hồi quykiểm định, eview, stataspss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, CFA, SEM, Mô hình parasuraman – servqual,  năng lực tâm lý, hy vọng, lạc quan, thích nghi, tự tin, efa
 
1.Trình bày vấn đề
Trong hơn một thập kỉ qua, sự phát triển của thị trường tài chính cũng như sự bùng nổ của thị trường xuyên quốc gia đã dần làm rủi ro thanh khoản trong ngành ngân hàng diễn biến với xu hướng ngày càng phức tạp và nguy hiểm. Khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại nhiều nước trên thế giới bắt nguồn từ sự gia tăng nợ xấu trong các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ 2007-2008 đã cho thấy cho cơ chế quản lý rủi ro thanh khoản còn bị xem nhẹ. Từ đó đến nay, một loạt các chính sách, các quy chuẩn mới được ban hành nhằm đổi mới và thắt chặt an toàn công tác quản trị rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế VN rơi vào suy thoái và gặp nhiều bất ổn. Từ năm 2008 cho đến nay, NHNN liên tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, khiến hệ thống ngân hàng xuất hiện nhiều dấu hiệu rủi ro thanh khoản. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản như: tỷ lệ cho vay/huy động, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, mất cân đối lỳ hạn giữa huy động và cho vay đang ở mức báo động cho thấy rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng gia tăng.
2. Mục tiêu
  1. Tìm ra các nhân tố tác động đến thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam
  2. Lượng hóa tác động của các nhân tố này đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam
  3.  Đề xuất các giải pháp, ý kiến nhằm giúp các NHTM Việt Nam lựa chọn được chiến lược quản trị thanh khoản hợp lý.
 
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Có những nhân tố nào tác động đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam
(2) Tác động của các nhân tố này đến thanh khoản như thế nào?
(3) Sự tác động có khác nhau theo quy mô ngân hàng không?
(4) Có những giải pháp nào để các NHTM lựa chọn được chiến lược quản trị thanh khoản hiệu quả?
 
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thanh khoản và các nhân tố tác động đến thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam
Thời gian nghiên cứu từ 2007 – 2012
Nhóm ngân hàng nghiên cứu bao gồm 20 ngân hàng hàng đầu của Việt Nam.
 
5. Phương pháp nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu : 
Lit = α + β1.CAP + β2.NPL+ β3.ROE+ β4.TOA+ β5.FIC+β6.GDP+ β7.INF + β8.IRB+ β9.IRL + β10.IRM+ β11.MIR +β12.UNE + εi
Trong đó:
  • Lit: Chỉ số đo lường khả năng thanh khoản của NH
  • CAP: Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
  • NPL: Tỷ lệ nợ xấu
  • ROE: Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu
  • TOA: Logarit tổng tài sản của NH
  • FIC: Biến giả (1: chính sách tiền tệ thắt chặt, 0: chính sách tiền tệ nới lỏng). Năm 2008, 2011, 2012 là 1; những năm còn lại là 0
  • GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
  • INF: Lạm phát
  • IRB: Lãi suất giao dịch liên ngân hàng
  • IRL: Lãi suất cho vay
  • IRM: chênh lệch lãi suất cho vay và huy động
  • MIR: Lãi suất chính sách tiền tệ
  • UNE: Tỷ lệ thất nghiệp
Phương pháp hồi quy bằng eview, stata: POOLED OLS, FEM, REM
 
6. Kết quả chính
            Các kết quả  nghiên cứu như sau
  • Với βCAP2 = 0.717, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động tích cực đến chỉ tiêu tài sản thanh khoản /huy động và nợ ngắn hạn, βCAP3= -0.4816 chỉ tiêu này có tác động tiêu cực đến chỉ tiêu TS thanh khoản/Tổng tài sản và βCAP1= -0.035 chỉ tiêu này tác động tiêu cực đến tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản.
  • Với βTOA2 = 0.2, quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến chỉ tiêu TS thanh khoản/Tổng TS , với βTOA3 = -0.4997 quy mô ngân hàng lại có tác động tiêu cực đến chỉ tiêu cho vay/tổng tài sản và cho vay/huy động và nợ NH. Điều này có nghĩa, ngân hàng càng lớn thì khả năng nắm giữ tài sản thanh khoản càng lớn.
  • Với βGDP3 = -7.02, βGDP1 = -8.93  tăng trưởng kinh tế có tác động tiêu cực đến chỉ tiêu cho vay / Tổng tài sản , tỷ lệ TS thanh khoản/Tổng tài sản, βGDP4 = 15.76  cho thấy tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến  cho vay/Huy động và vay ngắn hạn.  Như vậy, trong nền kinh tế có tăng trưởng kinh tế cao thì khả năng nắm giữ tài sản thanh khoản càng thấp mà các NHTM Việt Nam thực hiện hoạt động cho vay nhiều hơn do nhu cầu về vốn trong nền kinh tế cao.
  • Với βCPI3 = -2.049, βCPI4 = -3.27, lạm phát tác động tiêu cực đến chỉ tiêu cho vay / Tổng tài sản và cho vay/Huy động và vay ngắn hạn và Với βCPI1 = -1.629, lạm phát tác động tích cực đến chỉ tiêu TS thanh khoản/Tổng tài sản, điều này cho thấy lạm phát càng cao thì khả năng nắm giữ tài sản thanh khoản của các ngân hàng càng lớn.
  • Chênh lệch lãi suất và lãi suất thị trường tiền tệ( Với βIRM3 = -19.28, βIRM4 = -36.98, βMIR3 = -1.466, βMIR4 = -0.32) có tác động tiêu cực đến chỉ tiêu cho vay / Tổng tài sản và cho vay/Huy động và vay ngắn hạn và tác động tích cực đến chỉ tiêu TS thanh khoản/Tổng tài sản ( βIRM1 = 14.21, βMIR1 = 0.96) cho thấy mức chênh lệch lãi suất càng lớn thì khả năng nắm giữ TS thanh khoản càng lớn, điều này ngược với kỳ vọng ban đầu và các lý thuyết trước đó.
  • Biến giả chính sách tiền tệ có tác động ngược chiều đến chỉ tiêu TS thanh khoản/Tổng tài sản ( βFIC1 = -0.24) và tác động cùng chiều đến chỉ tiêu cho vay / Tổng tài sản (βFIC3 = 0.47) và cho vay/Huy động và vay ngắn hạn (βFIC4 = 0.47), điều này cho thấy, chính sách tiền tệ thắt chặt khiến các NHTM nắm giữ ít tài sản thanh khoản hơn.
  • Nợ xấu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cho vay và tỷ lệ thất nghiệp không có ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam do giá tị p_value của các hệ số hồi quy của các biến này đều lớn hơn mức ý nghĩa 10%.
Hệ số hồi quy của các biến trong mô hình cho biết mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thanh khoản của các NHTM, qua 4 mô hình có thể thấy so với các các nhân tố nội tại ngân hàng , các yếu tố vĩ mô có tác động mạnh hơn cả đến thanh khoản ngân hàng. Điều này cho thấy thanh khoản ngân hàng thương mại VN phụ thuộc nhiều vào biến động của các yếu tố vĩ mô. Như vậy, khả năng tự chủ của các NHTM trước những biến động của nền kinh tế là không cao cho thấy hoạt động của các NHTM Việt Nam vẫn còn yếu kém, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động của bản thân ngân hàng từ đó cải thiện khả năng tự phòng chống trước các biến động không ổn định của nền kinh tế là một trong những yếu tố cần thiết để hạn chế rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam.
 
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons