Nghiên cứu mức độ hài lòng của người sử dụng phần mềm quản trị tài sản, mô hình, bảng hỏi, spss

Admin| 12/10/2017
Đề tài: “Nghiên cứu mức độ hài lòng của người dùng phần mềm Quản lý Tài sản tại ba trường học ở tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.”
 
Tên tác giả: luanhay.vn
 
Tóm tắt, Tác giả đã vận dụng hệ thống lý luận về công nghệ thông tin, quản lý giáo dục, quản lý tài sản và đặc biệt là mô hình của DeLone & McLean (1992) nhằm nghiên cứu sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin. Mô hình này dựa trên 3 nhân tố: (1) Sự hài lòng về chất lượng thông tin; (2) Sự hài lòng về chất lượng hệ thống; (3) Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ.

Từ khóa: DeLone & McLean (1992); sự hài lòng; Sự hài lòng về chất lượng thông tin; Sự hài lòng về chất lượng hệ thống; hài lòng về chất lượng dịch vụ; phần mềm quản lý tàu sản, vĩnh phúc,hồi quykiểm định, eview, stataspss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, CFA, SEM, Mô hình parasuraman – servqual,  năng lực tâm lý, hy vọng, lạc quan, thích nghi, tự tin 

1. Trình bày vấn đề

Hầu hết các trường học, học viện, trường cao đẳng và đại học ở các nước phương Tây không còn sử dụng các bảng tính hay sổ sách để theo dõi các thiết bị hoặc tiến hành kiểm toán mức hợp pháp (William H. Delone và Ephraim R. McLean, 2003). Hiện họ đã chuyển sang dùng các hệ thống quản lý tài sản thực tiễn. Pressnell, phó hiệu trưởng Trường Arnewood nhận xét: "Các kế hoạch chiến lược quản lý tài sản phát triển ICT một cách mạch lạc và kịp thời hướng dẫn ban lãnh đạo trường học trong những quyết định mua bán nhạy cảm, giảm nhẹ gánh nặng kiếm toán cho nhân viên và cho phép họ tập trung tốt nhất vào chuyên môn của mình - đó là giảng dạy." (Kỷ yếu Hội thảo quốc gia 2008)
Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải, Cao đẳng Kinh tế và Trường Văn hóa Nghệ thuật tại tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam là môt mô hình thí điểm của nghiên cứu này. Lý do là họ đã áp dụng phần mềm quản lý tài sản (IMAX) đồng thời vào năm 2007. Kể từ thời điểm đó, đã có những thay đổi rất lớn trong quản lý và bảo vệ tài sản tại những trường này. Có khoảng 850 nhân viên trong số này có 186 nhân viên (các giám đốc tài sản, cán bộ và giảng viên) trực tiếp tham gia vào quản lý tài sản vì "quản lý tài sản đòi hỏi một cách tiếp cận có thứ tự nhằm xác định và quản lý các tài nguyên giáo dục, như bảng tương tác, thiết bị khoa học, trang thiết bị thể thao và bàn ghế" (Kỷ yếu Hội thảo quốc gia 2008)

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm mục đích khám phá những yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dùng với phần mềm quản lý tài sản. Theo đó nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau đây:
(1) Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dùng với phần mềm quản lý tài sản? Và mức độ, chiều hướng ảnh hưởng như thế nào
(2) Có những khuyến nghị gì nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dùng trong việc sử dụng phần mềm quản lý tài sản? Nâng cao chất lượng quản lý tài sản tại các trường này?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Mức độ hài lòng sử dụng phần mềm quản trị tài sản
Phạm vi: Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải, Cao đẳng Kinh tế và Trường Văn hóa Nghệ thuật tại tỉnh Vĩnh Phúc

4. Mô hình và giả thuyết

  • H1: Chất lượng Hệ thống của IMAX có ảnh hưởng tích cực lên Mức độ hài lòng của người dùng.
  • H2: Chất lượng Thông tin của IMAX có ảnh hưởng tích cực lên Mức độ hài lòng của người dùng.
  • H3: Chất lượng Dịch vụ của IMAX có ảnh hưởng tích cực lên Mức độ hài lòng của người dùng.
 
 
5. Kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát 150 cán bộ công nhân viên đã và đang sử dụng phần mềm quản lý tài sản tại Các trường: (1) Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải và Cao đẳng Kinh tế và Trường Văn hóa Nghệ thuật tại tỉnh Vĩnh Phúc, thí điểm triển khai; (2) Trường chính trị Vĩnh Phúc, thí điểm triển khai IMAX; (3) Trường trung học phổ thông chuyên Vĩnh Phúc.
Tác giả đã ứng dụng các kỹ thuật thu thập dữ liệu, tổng hợp và xử lý dữ liệu, tính toán độ tin cậy thang đo bằng Cronbacl’alpha, Phân tích nhân tố khám phá, Hồi quy bội bằng phương pháp Enter/ Remove và cuối cùng kiểm định các giả thiết nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 20.  Kết quả nghiên cứu cho thấy:
  • Hài lòng về chất lượng thông tin
3,690,55Ở mức trung bình khá
  • Hài lòng về chất lượng hệ thống
3,440,58Ở mức trung bình
  • Hài lòng về chất lượng dịch vụ
3,50,57Ở mức trung bình
Nguồn: Kết quả từ chạy eview, stataspss
Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng củng cố cho việc tiếp tục triển khai ứng dụng phần mềm quản lý tài sản tại các trường học tại tỉnh Vĩnh Phúc; đồng thời cũng củng cố việc tiếp tục định hướng phát triển hệ thống phần mềm quản lý tài sản và tiếp tục gia tăng sự hài lòng cho người sử dụng
 
Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons