Bất cân xứng thông tin và chính sách cổ tức, Chạy eview, stata

Admin| 12/10/2017
Đề tài: Bất cân xứng thông tin và chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tên tác giả: luanhay.vn

Tóm tắt,  Bất cân xứng thông tin là một thực tế hiển nhiên trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, do một bộ phận nhà đầu tư, cá nhân có được quyền, lợi thế tiếp cận, am hiểu về lĩnh vực, ngành nghề, tổ chức, chính sách sớm, chi tiết, tốt hơn đại đa số và vì thế họ có thể có các quyết định, hành động tối ưu hơn hẳn. Cho đến nay vẫn còn rất nhiều nghiên cứu về vấn đề bất cân xứng thông tin và mối quan hệ với chính sách cổ tức, nhiều luận điểm đã được tiếp tục đưa ra phù hợp với diễn biến của từng thời kỳ của nền kinh tế và tiếp tục được tranh luận; do vậy việc tiếp  nghiên cứu về đề tài này đối với người viết vừa mang tính kế thừa các luận điểm trước đây vừa mang tính phát triển và cập nhật trong bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam, diễn biến thị trường chứng khoán, diễn biến doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Từ khóa: Bất cân xứng thông tin, chính sách cổ tức, chứng khoán, chạy eview, stata, spss

1.Trình bày vấn đề
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Bất cân xứng thông tin ) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Sitglitz cũng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế.
Modigliani & Miller (1961) đã công bố lý thuyết về tín hiệu cổ tức trên cơ sở quan sát diên biến của việc giá cổ phiếu tăng lên khi có các suy đoán rằng tỷ lệ thanh toán cổ tức sẽ tăng lên. Các nhà nghiên cứu tiếp theo như Bhattacharya (1979), Williams & John (1985), Rock & Miller (1985) đã củng cố thêm luận điểm cho học thuyết nêu trên như sau: Các nhà quản lý nắm bắt được nhiều thông tin về giá trị thực của công ty hơn so với các nhà đầu tư và họ trực tiếp công bố các thông tin trên thị trường cho chính sách cổ tức. Như vậy, mô hình này cho thấy một mối quan hệ trực tiếp giữa việc bất cân xứng thông tin giữa các nhóm thành viên thị trường khác nhau và   chính sách cổ tức.
Bhattacharya (1979), Miller và Rock (1985), John và Williams (1985) cũng cho rằng mức độ bất cân xứng thông tin có thể trở thành rủi ro kinh doanh đối với các nhà đầu tư cá nhân, do việc tiếp cận thông tin trễ hơn so với các thành viên khác của thị trường. Và việc bất cân xứng thông tin có thể gây tổn hại niềm tin của cổ đông về chính sách cổ tức của công ty.
PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ (2012) cho biết: Bất cân xứng thông tin khiến NĐT không thể phân biệt cổ phiếu của những công ty tốt với những công ty hoạt động kém. Trong trường hợp nghiêm trọng, thông tin bất cân xứng bóp méo thị trường và có thể dẫn đến thất bại thị trường. 
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường mới nhất và trẻ trên thế giới; và bên cạnh đó nhà đầu tư biết rất ít thông tin về các các công ty niêm yết và các chính sách trong thời gian tới. Phần lớn các nhà đầu tư chỉ có thể tiếp cận các thông tin về các công ty thông qua các website của các công ty chứng khoán, các cơ quan chức năng và là các thông tin được các công ty đã cân nhắc cẩn thận và công bố ra thị trường một cách chủ động và có tính toán .
Và vì thế bất cân xứng thông luôn làm cho nhà đầu tư đưa ra các quyết định sai lầm và cũng từ đó ảnh hưởng đến nhiều đến các quyết định của nhà quản lý; trong đó có các quyết định về chính sách cổ tức trên thực tiễn cũng như các tranh cãi về học thuật
2. Mục tiêu
Như đã trình bày ở trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhắm tới là: (1) Nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng đối với chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (2) Xác định một số yếu tố tài chính khác có ảnh hưởng tới chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (3) Nắm rõ và đưa ra một số khuyến nghị mang tính định hướng cho các thành viên thị trường, các nhà đầu tư, các nhà quản lý trong bối cảnh hiện tại của thị trường chứng khoán.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu 1: Có sự khác biệt trong chính sách cổ tức, bất cân xứng thông tin giữa các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hay không?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Có một mối liên hệ có ý nghĩa giữa chính sách cổ tức và các thông tin bất cân xứng thông tin hay không?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Có một mối liên hệ có ý nghĩa giữa chính sách cổ tức với yếu tố  tỷ lệ giá trị vốn chủ sở trên giá trị thị trường của công ty
Câu hỏi nghiên cứu 4: Có một mối liên hệ có ý nghĩa giữa chính sách cổ tức với quy mô doanh nghiệp?
Câu hỏi nghiên cứu 5: Có một mối liên hệ có ý nghĩa giữa chính sách cổ tức và lợi nhuận của các công ty niêm yết?
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
(i) Tính toán, xem xét diễn biến các chỉ tiêu về cổ tức, quy mô vốn của công ty, giá thị trường của công ty, lợi nhuận, bất cân xứng thông tin
(ii) Xem xét các doanh nghiệp niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm 1 doanh nghiệp niêm yết tại OTC, 51 doanh nghiệp niêm yết tại HNX và 48 doanh nghiệp niên yết tại HOSE.
(iii) Thời gian nghiên cứu được xác định từ năm 2008 đến 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
(1) Thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo được công bố, nghiên cứu khác từ đó các số liệu được tổng hợp lại để đưa ra ý kiến, nhận định cho nghiên cứu này.
(2) Thu thập các chỉ tiêu tài chính về tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp; mức độ chi trả cổ tức trong thời gian này; thu nhập trên vốn cổ phần; quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức; diễn biến thu nhập trong giai đoạn 2008 – 2012 và tương ứng với các nhóm ngành cần nghiên cứu

Mô hình Chính sách cổ tức = α0 + β1*Bất cân xứng thông tin + β2*Quy mô doanh nghiệp + β3* (GTSS/GTTT) + β4*Lợi nhuận
Trong đó:
  • Chính sách cổ tức được xác định bằng: DPS/EPS
  • Bất cân xứng thông tin được xác định bằng: Sai lệch giữa lợi nhuận thực sự của công ty so với lợi nhuận dự báo (Elton, Gruber và Gultekin (1984))
  • Quy mô doanh nghiệp được xác định bằng: Log (tổng tài sản)
  • GTSS/GTTT được xác định bằng: Giá trị sổ sách/ giá trị thị trường của doanh nghiệp
  • Khả năng sinh lời được xác định bằng: EPS/Giá trị sổ sách
(3) Xử lý dữ liệu bằng phần mềm eview, stata , phân tích Hồi quy dữ liệu bảng FEM, REM và kiểm định các giả thuyết

6. Kết quả chính (xem thêm bài cổ tức tương tự có chạy eview, hồi quy fem, rem)
Các nghiên cứu của tác giả đã cho kết quả có nhiều nét tương đồng với nghiên cứu của Hashem Valipor, Vahab Rostami, Mahdi Salehi, PhD (2009) về sự khác biệt trong tỷ lệ thanh toán giữa các ngành, mối quan hệ giữa cổ tức và thu nhập và cổ tưc quá khứ. Cụ thể qua việc nghiên cứu khảo sát 100 doanh nghiệp niêm yết tại ba sàn chứng khoán: OTC, HOSE, HNX đại diện cho việc xem xét chính sách cổ tức của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2008 – 2012, cụ thể:
            (1) Việc chi trả cổ tức của các doanh nghiệp thường diễn ra làm 2 lần theo định kỳ của chu kỳ kinh doanh; lần thứ nhất là vào thời điểm tháng 4 – 5, sau khi đã có báo cáo tài chính về tình hình kinh doanh năm vừa qua, các nghị quyết của ban quản trị, cổ đông; Lần thứ hai vào 7 – 8, sau khi đã hoạt động được ½ năm kinh doanh mới và dự kiến được cơ bản tình hình của năm.
            (2) Qua quan sát việc chi trả cổ tức của 100 doanh nghiệp tác giả nhận thấy việc chi trả cổ tức thường gắn kèm với một diễn biến, quyết định nội bộ của ban quản trị chẳng hạn như tăng vốn, thông qua kế hoạch kinh doanh …
            (3) Giá trị sổ sách cổ phiếu bình quân thời kỳ 2008 – 2012 cụ thể như sau: năm 2008 là 20,312 đồng/ cổ phiếu; năm 2009 là 25,889 đồng/ cổ phiếu; năm 2010 là 26,399 đồng/ cổ phiếu; năm 2011 là 28,641 đồng/ cổ phiếu, năm 2012 là 19,498 đồng/ cổ phiếu. Tỷ lệ chi trả cổ tức được tính trên mệnh giá cổ phiếu (khác biệt so với các nước tính trên thị giá)
            (4) Kết quả kiểm định KW đã cho thấy có sự khác biệt trong việc chi trả cổ tức giữa các ngành trong đó: ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá có mức chi trả cổ tức năm 2012 cao nhất trong các ngành, hoạt động xuất bản có xu hướng ngày càng xấu đi; các ngành khác có xu hướng ổn định hơn.
            (5) Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy có sự phụ thuộc giữa quyết định chi trả cổ tức với bất cân xứng thông tin, giá trị sổ sách/giá trị thị trường, và quy mô của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, riêng năm 2009 và 2008 thì không có mối liên hệ trên. Dươi đây là diễn biến quy mô và thu nhập bình quân các năm và ngành.
 (6) Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy, mức chi trả cổ tức được duy trì ổn định trong năm các năm 2008- 2011 quanh một mức độ nhất định là 0,657 đồng/ cổ phần năm 2011; 0,526 đồng/ cổ phần năm 2010; 0,406 đồng/cổ phần năm 2009 và 0,669 đồng/cổ phiếu năm 2008, tuy nhiên năm 2012 doanh nghiệp duy trì mức chi trả cổ tức này ở mức thấp hơn nhiều là 0,496. Có thể nói các năm 2010 – 2011, nền kinh tế lâm vào khó khăn, doanh nghiệp và nhà đầu tư thiếu vốn do chính sách tiền tệ thắt chặt gây ra, do vậy xu hướng trả cổ tức được duy trì là lợi thế hấp dẫn các nhà đầu tư. Năm 2012, nhà nước thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, cung tiền khá thoải mái, doanh nghiệp và nhà đầu tư tiếp cận vốn dễ dàng do vậy vấn đề cổ tức không quá quan trọng bằng việc tăng giá cổ phiếu.

Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons