Tự do hóa tài chính, chạy stata, eview

Admin| 12/10/2017
Đề tài: “ Đánh giá mức độ tự do hóa tài chính ở Việt Nam”
 
Tên tác giả: luanhay.vn

Tóm tắt, Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tự do hóa tài chính từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới không còn là sự lựa chọn của bất kỳ một quốc gia nào, mà nó đang là xu thế tất yếu bắt buộc các quốc gia phải thực hiện để đưa nền kinh tế của quốc gia mình đi vào quỹ đạo chung của kinh tế thế giới. Trước các đỏi hỏi của thực tiễn đó, cũng như trước các diễn biến của Việt Nam trong tiến trình cải cách, mở cửa, hội nhập và từng bước tự do hóa tài chính; việc xem xét đánh giá hiện trạng của quá trình cải cách, tự do hóa tài chính là hết sức quan trọng. Nó giúp các nhà hoạch định chính sách xác định được tình hình, vấn đề và kết quả của các công việc đã làm; xác định được mức độ tự do hóa tài chính đã đến đâu? Mức độ tự do hóa tài chính phụ thuộc vào những nhân tố nào? Diễn biến ra sao? … Và từ đó tiếp tục có các hoạch định cải cách theo một lộ trình hợp lý hơn phù hợp với bối cảnh nền kinh tế và đỏi hỏi của cộng đồng quốc tế.

Từ khóa: Tự do hóa tài chính, Chỉ số tự do hóa tài chính, FLI - Financial Liberalization Index, Maple, phân tích nhân tố, phân tích thành phần, PCA, hồi quykiểm định, eview, stataspss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, CFA, SEM, Mô hình parasuraman – servqual,  năng lực tâm lý, hy vọng, lạc quan, thích nghi, tự tin, spss, eview, stata 

1.Trình bày vấn đề
Nhìn chung trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã có những việc làm thiết thực đánh dấu cho tiến trình hội nhập; tự do hóa tài chính với một số nét tiêu biểu như sau:
- Về quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế: Thiết lập được các mối quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế: Quỹ tiền tệ thế giới (IMF); Ngân hàng thế giới (WB) kể từ năm 1992.
- Về hoạt động đối ngoại, thương mai: Gia nhập và trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995; Tham gia khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế: Diễn đàn hợp tác Á – Âu năm tháng 3.1996 với tư cách là thành viên sáng lập. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) từ tháng 11.1998.
- Về hệ thống pháp luật: Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo được hành lang pháp lý an toàn trong kinh doanh. Điều này được đánh dấu bởi việc ban hành hàng loạt các luật, sửa đổi bổ sung một số điều khoản trong các bộ luật sao cho phù hợp với tình hình hoạt động trong giai đoạn đổi mới của nền kinh tế và thông lệ quốc tế trong trong tiến trình hội nhập. Chẳng hạn luật doanh nghiệp, luật ngân hàng
- Về việc điều hành lãi suất: đã từng bước gỡ bỏ dần các ràng buộc trong cơ chế điều hành lãi suất. Qua nhiều lần thay đổi cơ chế điều hành lãi suất, hiện nay đã tiến tới tự do hóa lãi suất hoàn toàn.
- Về điều hành tỷ giá: Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện việc công bố tỷ giá trên cơ sở tỷ giá bình quân chung trên thị trường liên Ngân hàng và kèm theo biên độ dao động cho phép, cụ thể kể từ tháng 07.2002 đến nay biên độ dao động là 0.2 %. Điều này cho thấy tỷ giá hoàn toàn được điều chỉnh một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường
- Về lĩnh vực ngân hàng: Từng bước cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng Việt Nam theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, nội dung chủ yếu là cơ cấu về vấn đề tài chính của hệ thống ngân hàng cụ thể là: Tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại quốc doanh, Tăng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần theo hướng sáp nhập các NHTMCP có tiềm lực tài chính yếu vào các NHTM CP có tiềm lực tài chính mạnh hơn, giải thể các ngân hàng hoạt động không có hiệu quả.
2. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này là ứng dụng chỉ số tự do hóa tài chính (financial liberalization index - FLI) để đánh giá mức độ tự do hóa tài chính ở Việt Nam
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các diễn biến về tự do tài chính của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã biểu hiện như cụ thể qua các nhân tố (dưới đây) diễn ra thế nào:
  • Cơ chế lãi suất  khi nào bắt đầu được tự do hóa?
  • Cải cách trong hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 1986 đến nay như thế nào. Hiện tại có thể đánh giá mức độ mở cửa của hệ thống ngân hàng ra sao?
  • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có diễn biến thế nào
  • Ngân hàng nhà nước còn kiểm soát tín dụng không và nếu còn kiểm soát thì mức độ như thế nào?
  • Cải cách thị trường chứng khoán ở Việt Nam đang diễn ra thế nào
  • Tự do hóa tài khoản vốn nước ngoài như thế nào, tỷ giá thả nổi hay kiểm soát? 
- Xây dựng chỉ số tự do hóa tài chính cho Việt Nam như thế nào để làm cơ sở đánh giá hiệu quả của các chính sách tài chính?
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
            Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố phản ánh mức độ tự do hóa tài chính: Cơ chế lãi suất, cải cách trong hệ thống ngân hàng; Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Kiểm soát tín dụng, Cải cách thị trường chứng khoán, Tự do tài hóa tài khoản vốn đã diễn ra như thế nào trong giai đoạn nghiên cứu; là việc xem xét mối quan hệ của chỉ số tự do hóa tài chính với các nhân tố phản ánh mức độ tự do hóa tài chính.
            Phạm vi nghiên cứu được xác định theo dòng sự kiện lịch sử của các nhân tố đã diễn ra từ năm 1986 cho tới nay.
            Không gian nghiên cứu được xác định trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để tiến hành thu thập các dữ liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu. Quy trình thu thập số liệu thứ cấp được diễn ra như sau:
            Bước 1: Xác định rõ nhu cầu thông tin cần thu thập, thông qua việc xác định mục tiêu nghiên cứu, hình thành các nhân tố (biến) cần thu thập thông tin.
            Bước 2: Xác định các phương tiện cung cấp thông tin; thông thường bao gồm: Các ấn phẩm của Ngân hàng nhà nước, Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính …; Các công trình nghiên cứu, báo cáo công bố …của các cơ quan nghiên cứu, tác giả nghiên cứu; Các website có liên quan đến các thông tin cần thu thập như sbv.com.vn; gso.gov.vn; cafef.vn ….các website của các tổ chức quốc tế; Thông qua công cụ tìm kiếm google.
Bước 3: Tiến hành thu thập các dữ liệu và lưu trữ vào các mẫu biểu định dạng sẵn để thuận tiện cho quá trình tổng hợp, phân tích sau này.
Phương pháp xử lý số liệu, Với đề tài nghiên cứu này tác giả chủ yếu sử dụng các công cụ phân tích như sau:
  1. Phương pháp logic lịch sử nhằm tìm kiếm, thu thập, suy luận ..tổng hợp các dữ liệu thu thập được
  2. Phân tích thống kê mô tả nhằm mô tả các giá trị của các biến nghiên cứu
(iii) Phương pháp so sánh nhằm đối chiều các sự kiện, dữ liệu với nhau theo chuỗi thời gian và so với các diễn biến khu vực, trên thế giới.
(iv) Phương pháp phân tích đồ thị nhằm biêu diễn, minh họa các vấn đề nghiên cứu bàng công cụ biểu đồ, biểu bảng…
(v) Phương pháp phân tích thành phần (principal component analysis - PCA) để tính toán chỉ số tự do hóa tài chính (FLI) với công cụ phần mềm hỗ trợ là MAPLE.
6. Kết quả chính
Để đánh giá chính xác quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam hiện tại, chúng ta tiến hành tính chỉ số FLI theo công thức sau:
FLIt  = w1IRDt  + wREBt  + wRRRt  + wECCt  + wIPRt  + wSMRt + w7 PSBt  + w8 EAL
 
Trong phương trình trên, wi là giá trị của các thành phần được đưa ra bởi các vector riêng tương ứng của các thành phần chủ yếu được lựa chọn. Sử dụng phần mềm MAPLE 14 để giải các phương trình đặc trư ng của ma trận, ta tính được các giá trị riêng và vector riêng của ma trận tương quan của các nhân tố tự do hóa tài chính. Qua tính toán, giá trị riêng của hệ số tự do hóa tài chính là 0.53. Ta chọn vector riêng của ma trận là  (1,0,0,-0.728,0.518,0,-0.204,0).

FLI t   = IRDt  - 0.728 ECCt  + 0.518 IPRt  - 0.204 PSBt  
Chỉ số cho các thành phần chính sách cá nhân được tính bằng cách thay thế các giá trị cho IRD, REB, RRR, ECC, IPR, SMR, PSB và EAL trong phương trình trên từ bảng 4.1 và nhân với các giá trị tương ứng của w. Chỉ số tự do hóa tài chính cho từng năm có nguồn gốc bằng cách tổng hợp các giá trị tính toán của tất cả các thành phần chính sách tám cho các năm tương ứng. Cá nhân tính toán và tổng số chỉ số được thể hiện trong bảng sau:
Chỉ số FLI và các nhân tố tự do hóa tài chính từ năm 1986-2012
NămIRDREBRRRECCIPRSMRPSBEALFLI
1986000000000
1987000000000
1988000000000
1989000000000
199000000.1710-0.04100.130
199100000.1710-0.04100.130
19920.330000.1710-0.04100.460
19930.330000.1710-0.04100.460
19940.330000.1710-0.04100.460
19950.330000.1710-0.04100.460
19960.50000.1710-0.04100.630
19970.500-0.2400.3420.000-0.0410.0000.561
19980.500-0.2400.3420.000-0.0410.0000.561
19990.500-0.2400.3420.000-0.0410.0000.561
20000.700-0.2400.3420.000-0.0410.0000.761
20010.700-0.2400.3420.000-0.0410.0000.761
20020.700-0.2400.3420.000-0.0410.0000.761
20030.700-0.5820.5180.000-0.0410.0000.595
2004100-0.5820.5180.000-0.1350.0000.801
2005100-0.5820.5180.000-0.1350.0000.801
2006100-0.5820.5180.000-0.1350.0000.801
2007100-0.5820.5180.000-0.1350.0000.801
2008100-0.5820.5180.000-0.1350.0000.801
2009100-0.5820.5180.000-0.1350.0000.801
2010100-0.5820.5180.000-0.1350.0000.801
2011100-0.5820.5180.000-0.1350.0000.801
2012100-0.5820.5180.000-0.1350.0000.801
 
Chỉ số tự do hóa tài chính cho Việt Nam đã được xây dựng bằng cách bao gồm tám biện pháp chính sách khác nhau được thực hiện trong quá trình tự do hóa. Chỉ số tự do hóa tài chính được tính dựa trên phương pháp thành phần chủ yếu và cũng sẽ đưa vào các biện pháp thực hiện chính sách tự do hóa tài chính. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều hiểu tự do hóa tài chính là quá trình tự do hóa đầy đủ, hoặc loại bỏ nó bằng cách chỉ ngày tự do hóa đầy đủ. Điều này là sai lầm, đặc biệt là trong đánh giá quá trình của tự do hóa tài chính. Chỉ số tự do hóa tài chính cho thấy rằng trong giai đoạn 1986-2012 hầu hết các biện pháp tự do hóa tài chính đã được thực hiện ở Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ số tự do hóa tài chính còn thấp do chính phủ vẫn kiểm soát một số chỉ số rất chặt chẽ. Điều này làm hạn chế sự hội nhập của Việt Nam với thị trường tài chính thế giới.

Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quykiểm định, eview, stataspss
 
Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: luanhay@luanhay.comluanvanhay@gmail.com  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
 
 

Đăng ký tuyển sinh

Hide Buttons